Nhận biết triệu chứng và cách điều trị của bệnh thận yếu ở nam giới

Thận yếu là bệnh lý với các triệu chứng, tác động của bệnh có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe, đời sống sinh hoạt, đời sống tình dục và tâm sinh lý ở nam giới. Đặc biệt tình trạng thận yếu kéo dài, không được điều trị kịp thời có thể gây ra các biến chứng bệnh nguy hiểm về tim mạch, huyết áp, tiểu đường, viêm nhiễm sinh dục, ung thư bàng quang,…

Bạn nên biết:

> Ăn gì để bổ thận sinh tinh – Câu hỏi của nhiều quý ông

> Thận yếu nên ăn gì và nam giới cần làm gì để bệnh nhanh khỏi

Bệnh thận yếu là gì?

Thận yếu hay còn gọi là suy thận, chỉ tình trạng suy giảm chức năng của thận trong việc lọc độc và điều tiết trong cơ thể. Tình trạng bệnh gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và là nguyên nhân dẫn đến nhiều tình trạng bệnh nguy hiểm với nam giới, đặc biệt là vấn đề về sinh lý, sinh sản,…

Thận yếu là tình trạng bệnh rất dễ mắc và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe

Thận yếu là tình trạng bệnh rất dễ mắc và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe

Bệnh phát triển và có thời gian ủ bệnh tương đối dài, nếu không thường xuyên đi kiểm tra sẽ rất khó phát hiện, do bệnh chỉ biểu hiện rõ ràng khi bước vào giai đoạn suy thận. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thận yếu có thể do tác động ảnh hưởng từ bên ngoài, thói quen sinh hoạt, nhưng phần lớn là do ảnh hưởng của các bệnh lý làm tổn thương thận.

Triệu chứng thận yếu ở nam giới

Các biểu hiện triệu chứng thận yếu ở nam giới là những biểu hiện khá phổ biến, khiến nhiều người nhầm tưởng đây chỉ là những biểu hiện sinh lý bình thường, dẫn đến tình trạng chủ quan không khám và điều trị sớm. Đến khi phát hiện bệnh đã chuyển sang giai đoạn suy thận, có nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe.

Để kịp thời phát hiện những chuyển biến bất thường của tình trạng bệnh, nam giới cần biết rõ những dấu hiệu thận yếu. Đây là những dấu hiệu thường gặp nhất, thể hiện rõ tình trạng “sức khỏe” không tốt của thận, chức năng của thận đã bắt đầu suy giảm. Cụ thể:

1. Tiểu đêm nhiều

Thận là cơ quan giữ vai trò lọc nước tiểu trong cơ thể, khi chức năng của thận bị suy yếu, sẽ kéo theo tình trạng lọc nước tiểu của cơ thể có những chuyển biến “bất thường”. Tiểu đêm nhiều là một trong những dấu hiệu bất thường của bệnh.

Vào ban đêm lượng nước tiểu thường gấp 2 hoặc ¼ ban ngày, khi thận yếu sẽ khiến lượng nước tiểu đêm bị sản xuất nhiều hơn, khiến bạn phải đi tiểu nhiều lần. Luôn có cảm giác đi tiểu rồi mà như chưa đi, trong khi tiểu nhiều khi bị đau rát, khó chịu, nước tiểu có màu nhợt hoặc màu tối.

2. Hen suyễn, khó thở

Thận là một trong những cơ quan rất quan trọng, có liên quan đến hầu hết tất cả các bộ phận khác. Thận có thể ảnh hưởng và gây ra các bệnh hen suyễn, khó thở. Do thận có chức năng “nạp” khí, khi thận yếu sẽ dẫn đến khả năng dung nạp và tích khí không đủ, khiến bạn bị khó thở, có thể kèm theo triệu chứng ra mồ hôi lạnh, rất nguy hiểm.

Khó thở, hen suyễn cũng là triệu chứng của thận yếu

Khó thở, hen suyễn cũng là triệu chứng của thận yếu

3. Thường xuyên rùng mình, lạnh chân tay

Khi bị thận yếu, bạn sẽ thường xuyên có cảm giác bị rùng mình vì lạnh và chân tay lạnh hơn bình thường. Cảm giác lạnh buốt ở chân tay có thể lan tới đầu gối và khửu tay đặc biệt vào mùa đông. Nhiều người còn bị tình trạng đau lưng, nhức mỏi đầu gối, tinh thần mệt mỏi, nhạt miệng, chán ăn,…

4. Bất thường về sinh lý, giảm ham muốn tình dục

Thận có vai trò điều hòa hormone sinh dục androgen ở nam. Khi chức năng thận bị suy yếu, nồng độ hormone sẽ bị thay đổi, làm mất cân bằng âm và dương dẫn đến giảm ham muốn tình dục. Thận yếu cũng làm ảnh hưởng lưu lượng máu đến dương vật gây rối loạn cương cương và rối loạn xuất tinh,… ảnh hưởng đến sinh hoạt tình dục.

5. Cơ thể mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt và mất tập trung

Do thận có liên quan đến não bộ, thận yếu khiến não không được cũng cấp đủ các dưỡng chất, gây triệu chứng chóng mặt, hoa mắt, mất tập trung, ù tai, khó ngủ,… Chính vì vậy không nên chủ quan khi bị mắc những triệu chứng này. Tình trạng bệnh kéo dài có thể dẫn đến mãn tinh với các bệnh như hen suyễn, viêm gan, huyết áp,…

6. Rối loạn đường tiêu hóa

Người bị thận yếu sẽ gặp các tình trạng rối loạn về đường tiêu hóa, nhất là táo bón nhiều hơn so với người bình thường. Tình trạng táo bón kéo dài sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt của người bệnh, gây bệnh trĩ, nứt kẽ hậu môn,…

7. Đau lưng, mệt mỏi

Nếu bạn thấy có triệu chứng đau lưng, khó khom lưng hoặc đứng thẳng cũng có thể có nguyên nhân là do chức năng thận suy yếu. Tình trạng và mức độ đau lưng sẽ phát triển theo tình trạng bệnh. Bệnh kéo dài có thể dẫn tới đau nhức ở bàn chân, gót chân và các cơn đau nặng nề hơn.

Nam giới bị thận yếu có triệu chứng đau lưng, mệt mỏi

Nam giới bị thận yếu có triệu chứng đau lưng, mệt mỏi

Nguyên nhân thận yếu ở nam giới

Có nhiều yếu tố dẫn đến tình trạng thận suy yếu ở nam giới, có thể nguyên nhân do rối loạn nội tiết, do sự tác động của bên ngoài, cũng có những nguyên nhân do mắc các bệnh lý nguy hiểm có ảnh hưởng đến sức khỏe và chức năng của thận. Với mỗi nguyên nhân sẽ có sự tác động và mức độ ảnh hưởng nhất định đến thận.

Một số nguyên nhân thận yếu thường gặp nhất có thể kể đến như:

1. Thận yếu do lười vận động

Cơ thể lười vận động, ít hoạt động cũng sẽ khiến các chức năng thận bị suy yếu. Việc đứng hoặc ngồi quá lâu, quá nhiều làm máu bị ức chế khó lưu thông, gia tăng nguy cơ mỡ máu, tiểu đường và ảnh hưởng đến chức năng của thận.

Chính vì vậy, cần tăng cường vận động để tốt cho cơ thể và cải thiện chức năng của thận. Không cần vận động quá sức, mà chỉ cần vận động nhẹ nhàng sao cho máu trong cơ thể được vận động và điều tiết tốt nhất, ổn định nhất. Các nghiên cứu cho thấy, luyện tập thể thao trong thời gian dài, giúp giảm thiếu gần 22% nguy cơ mắc ung thư thận.

2. Thận yếu do tuổi tác cao

Đa số bệnh lý nam khoa đều có liên quan đến vấn đề tuổi tác và thận yếu cũng vậy. Tuổi càng cao, cơ thể chúng ta sẽ bắt đầu có những dấu hiệu lão hóa và đứng trước nguy cơ mắc nhiều bệnh lý từ đơn giản đến phức tạp.

Nguyên nhân gây thận yếu do tuổi cao, sức khỏe yếu

Nguyên nhân gây thận yếu do tuổi cao, sức khỏe yếu

3. Thận yếu do mắc bệnh tiểu đường

Những bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường có nguy cơ mắc các bệnh về thận cao hơn 40% so với thông thường. Bệnh tiểu đường khiến nồng độ glucose trong máu tăng cao, gây tổn thương cho hệ thống lọc của thận, khiến thận luôn trong tình trạng làm việc quá sức, lâu dần dễ dẫn tới thận yếu.

Đường huyết trong máu tăng cao cũng khiến các chất mất đi thông qua nước tiểu nhiều hơn, chính điều này cũng làm chức năng thận suy giảm đáng kể, do lượng độc tố được giữ lại quá nhiều. Đây cũng là nguyên nhân gây ra các bệnh nguy hiểm như: Yếu sinh lý, cao huyết áp, bất lực ở nam giới,…

4. Thận yếu do thừa cân, béo phì

Cân nặng, trọng lượng cơ thể có liên quan mật thiết đến tình trạng sức khỏe của thận. Những người có trọng lượng cơ thể từ 25 – 30 có nguy cơ mắc ung thư thận khoảng mức 22 – 38%. Trong khi đó, những người có chỉ số cơ thể cao hơn 30 sẽ có nguy cơ mắc bệnh rất cao đến 63 – 95 %.

Nhiều người chủ quan, không quan tâm đến chế độ ăn uống hàng ngày, dẫn đến tình trạng thực phẩm tiêu thụ hàng ngày quá nhiều, khiến thận phải làm việc nhiều hơn. Chất đạm và mỡ dư thừa trong cơ thể nếu không được xử lý tốt, kết hợp với việc gia tăng hoạt động thải chất độc hại ở thận sẽ rất dễ dẫn đến chứng sỏi thận, ung thư thận,…

5. Thận yếu do mắc bệnh sỏi thận

Sỏi thận là một trong những nguyên nhân gây thận yếu phổ biến nhất. Người mắc chứng sỏi thận có nguy cơ mắc thận yếu cao gấp 2,5 – 3 lần so với người bình thường. Sỏi thận hình thành khi lượng nước tiểu quá ít hoặc nồng độ chất khoáng trong nước tiểu tăng cao, lắng đọng lâu ngày ở thận và kết thành sỏi.

Các phương pháp điều trị thận yếu ở nam giới

Nhiều người vẫn còn thắc mắc nếu bị thận yếu có sao không? nên hay chủ quan về tình trạng bệnh. Bạn cần biết một vấn đề rằng, thận là một trong những bộ phận rất quan trọng, có liên quan với nhiều cơ quan khác, ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và sinh lý ở nam giới.

Tình trạng thận yếu nếu không được điều trị tốt sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, với rất nhiều các bệnh nguy hiểm, đe dọa sức khỏe. Để lâu dần có thể dẫn đến suy thận, ung thư thận rất khó điều trị. Chính vì vậy, ngay khi thấy xuất hiện những triệu chứng của bệnh cần tiến hành kiểm tra và điều trị bệnh sớm, hạn chế các biến chứng.

Các phương pháp điều trị thận yếu

Các phương pháp điều trị thận yếu

Các phương pháp điều trị thận yếu được sử dụng chủ yếu là dùng thuốc bổ thận, tăng cường sức khỏe và cải thiện chức năng cho thận. Bệnh nhân khám bệnh tại các cơ sở y tế uy tín và sử dụng thuốc điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ, để đảm bảo chức năng thận hoạt động tốt nhất.

Ngoài ra sử dụng thuốc điều trị bằng Tây y, có thể sử dụng các phương pháp điều trị dân gian, với những nguyên liệu thiên nhiên, để cải thiện tình trạng thận yếu. Một số bài thuốc phổ biến gồm:

1. Chữa thận yếu bằng cây cỏ mực

Cỏ mực hay còn được gọi là cây cỏ nhọ nồi (tên gọi đông y là hạ thiên thảo). Là loại thảo dược có tính sát khuẩn tốt, có tác dụng tốt trong hỗ trợ điều trị chứng chứng thận yếu và suy thận cấp ở giai đoạn đầu.

– Nguyên liệu: Cỏ mực tươi, 40g đỗ đen.

– Cách dùng: Cỏ mực hái về đem rửa sạch, thái vụn rồi phơi khô, sau đó đem sao vàng trên lửa than hồng.

Mỗi ngày lấy khoảng 30g cỏ mực nấu cùng với 40g đỗ đen đã ran cháy vừa. Cho cỏ mực và đậu đen vào nồi cùng một lít nước rồi đem đun sôi, chắt lấy nước uống mỗi ngày. Mỗi thang thuốc có thể nấu được 2-3 lần.

– Công dụng: Hỗ trợ hoạt động của thận, giảm dần các triệu chứng tiểu nhiều về đêm, giúp ăn ngủ ngon hơn.

2. Chữa thận yếu bằng đu đủ xanh

Đu đủ không chỉ là loại quả giàu giá trị dinh dưỡng mà nó còn được Đông y biết đến là vị thuốc giúp trị nhiều bệnh, trong đó có chứng sỏi thận và thận yếu.

Chữa thận yếu bằng đu đủ xanh

Chữa thận yếu bằng đu đủ xanh

– Nguyên liệu: 400-600g đu đủ xanh, 1 thìa muối biển.

– Cách dùng: Đu đủ sau khi gọt vỏ, rửa sạch, bổ đôi thì cho thêm muối biển vào rồi đem hấp cách thủy khoảng nửa tiếng cho chín mềm.

Mỗi ngày dùng hai lần, mỗi lần dùng nửa quả. Dùng liên tục từ 7-10 ngày và xem xét các dấu hiệu của bệnh, nếu thấy có biến chuyển tốt thì có thể dùng tiếp đến khi khỏi bệnh.

– Công dụng: Thanh nhiệt, giải độc, giúp ăn ngủ ngon và làm giảm dần các triệu chứng của bệnh.

3. Chữa thận yếu bằng kim tiền thảo

Kim tiền thảo là vị thuốc nam có tác dụng kháng viêm và lợi tiểu. Công dụng chủ yếu là tác động lên thận, hỗ trợ điều trị chứng sỏi thận, thận yếu và những viêm nhiễm ở đường tiết niệu…

– Nguyên liệu: 40g kim tiền thảo (dùng cả phần thân cây), 1 thìa muối biển.

– Cách dùng: Các nguyên liệu trên đem xay nhỏ rồi cho vào nồi thêm 700ml nước sắc cạn để uống. Chia thuốc làm 3 phần đều nhau, dùng vào 3 bữa trong ngày. Uống liên tục trong 7-10 ngày, nếu thấy các triệu chứng thuyên giảm thì sử dụng tiếp.

– Công dụng: Kim tiền thảo dùng riêng hoặc đem phối hợp với các vị thuốc khác có tác dụng thanh nhiệt, lợi thấp, giải trừ độc tố, hỗ trợ phục hồi chức năng hoạt động của thận và làm tan sỏi nếu có.

>> Lời khuyên:

Bệnh thận yếu có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe, đời sống sinh hoạt và đời sống tinh dục của nam giới. Bệnh gây ra những trở ngại trong sinh hoạt, lâu dần có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, nguy hiểm hơn là nguy cơ bệnh suy thận, ung thư thận.

Thận yếu có thể được điều trị khỏi hoàn toàn nếu phát hiện sớm và điều trị đúng. Cùng với việc dùng thuốc điều trị, người bệnh cũng nên thay đổi trong đời sống, sinh hoạt, chế độ ăn uống của mình để có thể cải thiện tốt nhất được tình trạng bệnh như: Uống đủ nước mỗi ngày, không nhịn quá khi đi tiểu, có chế độ ăn uống, vận động hợp lý,…

Xem Thêm:

Người bị thận yếu nên uống thuốc gì để bệnh nhanh khỏi?

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo