Bệnh giang mai ở nam giới và những điều các quý ông cần biết

Bệnh giang mai là một trong những bệnh xã hội có tốc độ lây nhiễm và phát triển nhanh chóng nhất trong các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Bệnh nếu không được điều trị sớm và đúng cách sẽ gây ra những hệ lụy nghiêm trọng với sức khỏe và sinh dục ở nam giới.

Bệnh giang mai là gì?

Bệnh giang mai là một trong những bệnh hoa liễu cổ điển nguy hiểm nhất, y học cổ truyền ghi nhận sự xuất hiện của bệnh từ cách đấy 400 năm và hiện nay đang tăng nhanh về số lượng và ngày càng trở lên phổ biến.

Giang mai là tình trạng bệnh xã hội nguy hiểm chủ yếu lây qua đường tình dục

Giang mai là tình trạng bệnh xã hội nguy hiểm chủ yếu lây qua đường tình dục

Giang mai gây ra bởi xoắn khuẩn giang mai có thể gọi là Treponema pallidum, được xếp vào nhóm bệnh xã hội có tốc độ lây lan rất nhanh và nguy hiểm qua đường quan hệ tình dục không an toàn. Bệnh gây ra những hệ lụy xấu ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của người bệnh và trở thành gánh nặng của xã hội.

Dấu hiệu bệnh giang mai ở nam giới qua các giai đoạn

Bệnh giang mai ở nam giới phát triển gồm các giai đoạn, ở mỗi giai đoạn bệnh có những biểu hiện phát nhau. Nhận biết các dấu hiệu bệnh ở giai đoạn sớm là cách tốt nhất để phát hiện bệnh khi bệnh chưa phát triển nguy hiểm và có thể điều trị khỏi bệnh dễ dàng hơn. Các triệu chứng bệnh cụ thể ở mỗi giai đoạn như sau:

Biểu hiện bệnh giang mai giai đoạn đầu

Đây là giai đoạn 1 trong quá trình phát triển, biến chứng của giang mai. Nếu bệnh được phát hiện trong giai đoạn này, có thể được điều trị dứt điểm một cách dễ dàng, nhanh chóng, ít có các di chứng nguy hiểm.

Bệnh giang mai giai đoạn đầu được tính từ sau khi người bệnh bị nhiễm khuẩn giang mai và có thời gian ủ bệnh từ 10 – 90 ngày, thông thường là khoảng 3 tuần. Cơ thể sẽ xuất hiện các vết loét gọi là săng giang mai có hình tròn hoặc bầu dục, nông, có màu đỏ, nhẵn, không gây đau đớn, không ngứa ngáy, không có mủ, nổi hạch ở 1 bên bẹn.

Các dấu hiệu của bệnh giang mai qua từng giai đoạn

Các dấu hiệu của bệnh giang mai

Nam giới sẽ thấy săng giang mai thường xuất hiện ở khu vực bộ phận sinh dục như: quy đầu, rãnh quy đầu, lỗ sáo, bìu, xung quanh hậu môn, bên trong hậu môn, bao quy đầu, trong miệng, lưỡi, xung quanh môi,… Các triệu chứng này sẽ kéo dài khoảng 2 – 6 tuần sau sẽ tự mấy đi và chuyển sang giai đoạn 2 nếu không được điều trị ngay.

Bệnh giang mai giai đoạn 2

Dấu hiệu bệnh ở giai đoạn 2 sẽ bắt đầu sau giai đoạn 1 từ 4 – 10 tuần. Với các triệu chứng bệnh như: xuất hiện các nốt ban đối xứng màu hồng hoặc tím ở khắp nơi, chủ yếu ở phần lưng, mạn sườn, tứ chi, lòng bàn tay, lòng bàn chân. Các nốt ban không gây đau, không ngứa, không nổi trên bề mặt da, khi dùng tay ấn sẽ biến mất, không tróc vảy.

Nhiều trường hợp người bệnh sẽ thấy hiện tượng nổi mảng sần, vết phỏng, viêm loét trên bế mặt da, các nốt mang theo dịch và nước, rất dễ vỡ khi cọ xát. Nên bệnh giang mai rất có thể lây sang người khác, khi có sự tiếp xúc với quần áo đồ dùng có dính dịch của người mang bệnh.

Ngoài ra, còn có các triệu chứng như: Đau đầu, mệt mỏi, sốt toàn thân, đau họng, nổi hạch ở bẹn, ở nách, ở cổ, sụt cân, kém ăn. Số ít trường hợp bị đau nhức xương khớp, rụng tóc, viêm giác mạc,… Các triệu chứng của bệnh trong giai đoạn 2 sẽ biến mất sau khoảng 3 – 6 tuần phát bệnh và chuyển sang giai đoạn mới tiềm ẩn.

Bệnh giang mai giai đoạn tiềm ẩn

Gọi là bệnh giai đoạn tiềm ẩn vì ở giai đoạn này, bệnh không hề có triệu chứng đặc trưng nào. Người bệnh sẽ có cảm giác như bệnh đã khỏi và không mang bệnh. Để phát hiện bệnh trong giai đoạn này, người bệnh cần đi xét nghiệm máu mới biết được, vì vi khuẩn giang mai đã đi vào máu.

Trong giai đoạn này bệnh vẫn rất dễ dàng bị lây sang người khác nếu không được phòng ngừa và điều trị tốt. Nếu ở giai đoạn này không tiến hành điều trị bệnh sẽ chuyển sang giai đoạn cuối rất nhanh và cực kì nguy hiểm.

Bệnh giang mai giai đoạn cuối

Dấu hiệu của giang mai giai đoạn cuối sẽ biểu hiện ra bên ngoài kể từ sau khi nhiễm bệnh 3 – 15 năm, có nhiều trường hợp phải đến vài chục năm sau bệnh mới bắt đầu diễn biến giai đoạn cuối.

Nếu bệnh đã phát triển đến giai đoạn này sẽ không thể điều trị khỏi triệt để. Do các vi khuẩn giang mai đã ăn sâu và cứ trú vào các tổ chức của cơ thể. Người bệnh sẽ có thể xuất hiện các tình trạng như: Đột quỵ, động kinh, liệt người, hoại tử, phình động mạch chủ, mù lòa, điếc, thần kinh,… thậm chí là tử vong.

Ở giaI đoạn này, bệnh sẽ không còn khả năng lây và truyền nhiễm sang người khác. Các dạng hệ lụy, biến chứng của bệnh giang mai giai đoạn cuối gồm:

– Giang mai thần kinh: Khuẩn giang mai tấn công vào hệ thần kinh gây ra những tổn thương ở thần kinh cho cơ thể người.

– Giang mai tim mạch: Xảy ra muộn sau từ 10 đến 30 năm, biến chứng hay gặp nhất là phình động mạch, giang mai tim mạch là căn bệnh nguy hiểm nhất.

– Củ giang mai: Xuất hiện các củ giang mai trên mặt, lưng, tứ chi…

Nguyên nhân bệnh giang mai ở nam giới

Bệnh giang mai gây ra do bị nhiễm xoắn khuẩn giang mai Treponema pallidum. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến cơ thể bị nhiễm khuẩn này, nhưng chủ yếu là lây nhiễm qua quan hệ tình dục. Hầu hết các trường hợp mắc giang mai đều có nguyên nhân do quan hệ tình dục không an toàn, tiếp xúc với người có bệnh.

Bệnh giang mai lây qua đường nào? – Dưới đây sẽ cung cấp cho bạn đầy đủ các con đường, nguyên nhân bệnh thường gặp và dễ dàng lây lan nhất:

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến lây nhiễm bệnh giang mai

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến lây nhiễm bệnh giang mai

Do quan hệ tình dục với người mang bệnh

Việc hệ tình dục với người mang bệnh giang mai là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự lây lan của bệnh. Giang mai là một bệnh xã hội, lây truyền chủ yếu qua quan hệ tình dục không an toàn, quan hệ với bạn tình dương tính với xoắn khuẩn giang mai. Quan hệ tình dục không an toàn dưới mọi hình thức.

Do lây từ mẹ sang con

Phụ nữ mắc bệnh bệnh giang mai trong thời kì mang thai, hoặc có tồn tại xoắn khuẩn giang mai khi mang thai, sẽ có nguy cơ lây nhiễm sang con rất cao. Thai nhi có thể mắc bệnh từ mẹ qua dây rốn, nước ối hoặc sinh tự nhiên, dẫn đến trẻ nhỏ sinh ra mắc giang mai bẩm sinh.

Do có tiếp xúc với vết thương hở của người bệnh

Xoắn khuẩn giang mai có thể xâm nhập vào cơ thể qua đường huyết thanh, khi có tiếp xúc với máu của người bệnh. Nếu không may tiếp xúc với những vết thương hở mang dịch, máu chứa xoắn khuẩn giang mai của người mang bệnh cũng có thể bị lây nhiễm bệnh.

Do sử dụng máu của người mang bệnh

Trường hợp vô tình bị truyền máu của người mang bệnh giang mai cũng sẽ dẫn đến tình trạng nhiễm bệnh, vì xoắn khuẩn giang mai cũng bị lây truyền qua đường máu.

Do tiếp xúc thân mật với người mang bệnh

Ôm hôn hoặc có tiếp thân mật với người mang bệnh, cũng rất dễ bị lây truyền bệnh. Mặc dù tỉ lệ mắc bệnh do nguyên nhân này khá ít, nhưng vấn có.

Các phương pháp điều trị bệnh giang mai

Bệnh giang mai có chữa được không? hẳn là vấn đề được rất nhiều người quan tâm, đặc biệt là những người mang bệnh và những người vô tình mắc bệnh mà không hề biết. Thực tế, giang mai có thể được điều trị và chữa khỏi hoàn toàn nếu được phát hiện và điều trị sớm ở những giai đoạn đầu.

Điều trị bệnh giang mai theo hướng dẫn, chỉ định của bác sĩ

Điều trị bệnh theo hướng dẫn, chỉ định của bác sĩ

Trường hợp nếu để bệnh phát triển đến giai đoạn cuối, đã có những biến chứng bệnh nguy hiểm thì sẽ rất khó điều trị, không thể chữa khỏi hoàn toàn, triệt để. Tất cả các phương pháp điều trị trong giai đoạn cuối chỉ có thể làm chậm lại sự phát triển của bệnh, hạn chế các biến chứng, kéo dài sức khỏe, chứ không thể điều trị triệt để.

Phương pháp điều trị bệnh giang mai là dùng thuốc đặc trị, với mỗi giai đoạn bệnh khác nhau, sẽ có những loại thuốc, liều lượng phù hợp. Chính vì vậy, khi thấy các dấu hiệu của bệnh cần đến ngay cơ sở y tế để khám và điều trị theo hướng dẫn, chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, không tự ý sử dụng thuốc.

Điều trị bệnh ở giai đoạn đầu

Dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ tiêm hoặc uống liều duy nhất. Thuốc tiêm bắp 1 liều duy nhất penicillin G để điều trị bệnh giang mai không biến chứng, hoặc có thể sử dụng thay thế bằng thuốc Doxycycline và tetracycline.

Điều trị bệnh giang mai

Dùng thuốc đặc trị trong giai đoạn đầu có thể điều trị bệnh hoàn toàn

Có một số loại thuốc có thể dùng với cả phụ nữ đang mang thai. Cũng có một số loại thuốc không phù hợp với phụ nữ đang mang thai bạn cần tìm hiểu kĩ hoặc hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng tránh trường hợp tự ý sử dụng gây ra các tác dụng phụ thậm chí là biến chứng không nên có thậm chí gây ảnh hưởng xấu đến thai nhi.

Điều trị bệnh giang mai giai đoạn biến chứng

Ở giai đoạn này cũng tiêm các liều thuốc theo chỉ định của bác sĩ có thể dùng liều cao liên tục trong khoảng 10 ngày. Có thể tiêm penicillin G liều cao vào tĩnh mạch trong ít nhất 10 ngày. Hoặc có thể tiêm cetriaxone thay thế cho người bị dị ứng penicillin G. Tuy nhiên, thuốc chỉ có tác dụng hạn chế sự phát triển của bệnh, chứ không thể điều trị triệt để bệnh.

Ngoài ra người bệnh cần lưu ý sau khi chữa bệnh khoảng 3 tháng cần đi làm xét nghiệm lại. Trong 2 đến 3 năm tiếp theo cứ 6 tháng đi kiểm tra 1 lần để chắc chắn bệnh đã chữa khỏi tận gốc. Trường hợp bệnh có dấu hiệu tái phát, bác sỹ sẽ phải tăng gấp đôi liều lượng thuốc.

>> Lời khuyên:

Bệnh giang mai là một trong những bệnh xã hội rất nguy hiểm, dễ dàng lây lan qua đường tình dục hoặc có tiếp xúc thân mật với người mang bệnh. Những hệ lụy của bệnh không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, có nguy cơ đe dọa tính mạng và người bệnh trở thành gánh nặng của gia đình và xã hội.

Tuy nhiên bệnh giang mai có thể điều trị khỏi hoàn toàn nếu phát hiện và điều trị sớm khi chưa có biến chứng. Thuốc điều trị có thể điều trị bệnh hoàn toàn ở những giai đoạn đầu. Chính vì vậy, khi thấy có các dấu hiệu bệnh nam giới cần chủ động đến ngay cơ sở y tế để khám và điều trị sớm.

Xem Thêm:

Bạn đã biết bệnh giang mai lây qua đường nào?

 Dương Quân (Tổng hợp)

GỢI Ý XEM THÊM

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo