Bạn đã biết bệnh giang mai lây qua đường nào?
Đây là căn bệnh nguy hiểm, chỉ đứng sau HIV/AIDS và căn bệnh này đang có xu hướng ngày càng gia tăng, tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách phòng tránh. Trong bài viết ngày hôm nay, chúng tôi sẽ thông tin tới các bạn về bệnh giang mai lây qua đường nào.
Bệnh giang mai là căn bệnh như thế nào?
Bệnh giang mai là căn bệnh do xoắn khuẩn gây nên. Bệnh này tiến triển qua nhiều thời kỳ ở cơ thể người bệnh, tồn tại trong vòng nhiều năm và đặc biệt gây ra nhiều ảnh hưởng đến các thế hệ sau.
Xoắn khuẩn giang mai
Dấu hiệu đầu tiên của căn bệnh này mà bạn có thể nhận ra đó là những nốt loét, hay còn gọi là “sang” giang mai, những nốt này xuất hiện sau khi quan hệ tình dục từ 10 cho đến 20 ngày với một người cũng mắc bệnh giang mai.
“Săng” giống như một vết loét mờ hoặc trông giống một nốt mụn, bờ của nốt loét này nhẵn nhụi và cảm giác chắc như sụn. Những vết này xuất hiện ở bộ phận sinh dục, miệng, môi, ngón tay hoặc ở hậu môn của người mắc bệnh.
Vậy, bệnh giang mai lây qua đường nào?
Những con đường lây truyền của bệnh giang mai
Bệnh giang mai lây qua đường gì là câu hỏi được rất nhiều người đặt ra. Những con đường lây truyền bệnh giang mai bao gồm:
1. Bệnh lây qua đường tình dục
Đa phần các ca nhiễm bệnh giang mai đều bị lây nhiễm qua đường tình dục. Các phương thức quan hệ như giao cấu, hôn, vuốt ve hay tiếp xúc qua da đều có thể là con đường lây nhiễm bệnh.
Da và niêm mạc ở bộ phận sinh dục rất mỏng, các mạch máu nhiều, do đó khi giao hợp, trạng thái sung huyết lên tới cưc đỉnh, việc cọ xát có thể gây ra những tổn thương nhẹ, tạo thành những điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn giang mai xâm nhập vào cơ thể.
Quan hệ tình dục không an toàn là nguyên nhân gây ra bệnh giang mai
2. Bệnh lây truyền qua đường máu
Trước câu hỏi bệnh giang mai lây qua đường nào, thì lây qua đường máu là một hình thức lây truyền của bệnh giang mai.
Quá trình của bệnh giang mai diễn ra trong một khoảng thời gian tương đối dài, vi khuẩn giang mai có thể ẩn trong máu người trong một thời gian.
Đối với những người bị giang mai tiềm ẩn, cơ thể có vi khuẩn giang mai nhưng lại không hề có bất kì biểu hiện nào thể hiện ra bên ngoài. Nếu những người này đi hiến máu hoặc nhận máu của những bệnh nhân có giang mai thì họ sẽ mắc bệnh giang mai.
3. Bệnh lây truyền qua nhau thai
Nếu trong khi mang thai, phụ nữ mang vi khuẩn giang mai thì có thể lây truyền qua con thông qua nhau thai.
Nếu như việc này không được phát hiện và điều trị kịp thời thì vi khuẩn giang mai sẽ thông qua nhau thai và xâm nhập vào thai nhi, làm thai nhi nhiễm bệnh. Sự lây truyền này diễn ra chủ yếu trong thời kỳ đầu của quá trình mang thai.
4. Bệnh lây qua đường sinh sản
Khi thai nhi trong bụng mẹ được sinh ra qua đường sinh sản có nhiễm vi khuẩn giang mai thì khi đứa trẻ ra đời, chúng cũng sẽ bị nhiễm vi khuẩn giang mai.
5. Những con đường lây nhiễm khác
Nếu người khỏe mạnh, bình thường tiếp xúc với những đồ vật của người mắc vi khuẩn giang mai như quần áo, chăn gối, đồ dùng cá nhân, nhà vệ sinh hay khăn tắm,… đều có khả năng lây nhiễm vi khuẩn giang mai.
Nếu người mắc vi khuẩn giang mai sống chung với những người khỏe mạnh thì chỉ cần xảy ra một vết thương nhỏ tiếp xúc với vật dụng của người giang mai thì cũng rất dễ lây nhiễm vi khuẩn giang mai.
Bệnh giang mai có lây qua đường miệng không?
Bệnh giang mai lây qua đường miệng nếu như bạn quan hệ tình dục bằng đường miệng với người có khuẩn giang mai và bạn có những vấn đề về răng miệng như bị trầy xước, lở loét miệng, chảy máu lợi,…
Vi khuẩn giang mai sẽ xâm nhập vào những vết thương này khi bạn tiếp xúc với nguồn bệnh giang mai.
Khi lây bệnh, những triệu chứng ban đầu thường là xuất hiện những vết loét. Nếu như có quan hệ tình dục bằng đường miệng thì những vết loét này sẽ xuất hiện ở miệng, không ngứa và không đau. Có rất nhiều người tưởng mình bị nhiệt nhưng thực tế thì không phải như vậy.
Sau một thời gian, bạn sẽ thấy những vết loét này biến mất và bệnh sẽ chuyển sang giai đoạn nặng hơn với các triệu chứng như phát ban toàn thân, nổi hạch ở vùng bẹn, đau đầu, đau cơ, sốt, chán ăn, suy nhược cơ thể.
Bệnh giang mai khi ở giai đoạn cuối sẽ gây tổn thương đến nội tạng cũng như hệ thần kinh và tim mạch, thậm chí còn gây nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh.
Do đó, từ thông tin về bệnh giang mai lây qua đường nào, chúng tôi khuyên các bạn:
– Không nên quan hệ tình dục bừa bãi, nhất là với những nhóm đối tượng có nguy cơ nhiễm bệnh cao như gái mại dâm.
– Chung thủy một vợ một chồng.
Giữ lối sống chung thủy để tránh lây nhiễm các bệnh xã hội
– Không sử dụng chung đồ dùng với người mắc bệnh giang mai.
Chúc các bạn nhiều sức khỏe.
Anh Tú (Tổng hợp)
GỢI Ý XEM THÊM
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!