Suy thận là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị hiệu quả

Suy thận (thận yếu) hay tổn thương thận là một trong những bệnh lý về thận rất nhiều người gặp phải. Vậy, bệnh suy thận là gì? Đâu là nguyên nhân gây bệnh, dấu hiệu cũng như cách điều trị như thế nào? Theo dõi bài viết này để có câu trả lời cho mình.

Bài nên đọc:

Nhận biết triệu chứng và cách điều trị của bệnh thận yếu ở nam giới

Thận yếu nên uống gì và thận yếu có nên uống nhiều nước không?

Tìm hiểu đôi nét về thận

Trước khi đi sâu và bệnh suy thận, bạn đọc cần nắm được những kiến thức cơ bản về thận. Theo Wikipedia, thận hay được gọi là cật khi ở trên cơ thể các loài thú, đây là một cơ quan nằm trong hệ tiết niệu.

Còn ở con người chúng ta sẽ có hai quả thận, trận trái và thận phải. Thận nằm ở đâu? Thận nằm trong khoang bụng, nằm sau lưng hai bên cột sống, ngay ở phía trên phần eo.

Nhiệm vụ chung của thận đó là loại bỏ các chất dư thừa như chất điện giải, nước, muối và những chất thải từ máu ra bên ngoài cơ thể. Bên cạnh đó thận còn giúp kiểm soát các chức năng khác của cơ thể ví dụ như điều hòa huyết áp…

Suy thận

Thận là một cơ quan quan trọng trong hệ tiết niệu

Nếu ở trạng thái khỏe mạnh thận sẽ có những chức năng cơ bản sau:

+ Thận giúp duy trì sự cân bằng giữa nước và nồng độ các chất khoáng trong máu như natri, kali và phốt pho.

+ Thận có chức năng loại bỏ các sản phẩm thải từ máu, hoạt động cơ bắp, tiếp xúc với hóa chất hoặc thuốc.

+ Thận giúp điều chỉnh huyết áp của con người bằng việc sản xuất ra enzyme renin.

+ Sản xuất chất hóa học có tên là erythropoietin, chất này có vai trò kích thích sản xuất tế bào hồng cầu.

+ Thận sản xuất ra một dạng hoạt động của vitamin D, thành phần này rất cần thiết giúp cho xương chắc khỏe.

Một khi chức năng thận bị suy giảm thì những nhiệm vụ, chức năng này sẽ bị suy giảm theo. Và nếu bạn có những thói quen xấu như uống ít nước, ăn nhiều muối, nhịn tiểu… sẽ có thể gây ra các bệnh về thận như: Suy thận, sỏi thận, bệnh viêm thận, viêm ống thận cấp, thận nhiễm mỡ, u nang thận, viêm đài bể thận, hội chứng thận hư và nguy hiểm nhất là ung thư thận.

Và đặc biệt trong số những bệnh về thường gặp này có suy thận, được xem là một bệnh lý khá nguy hiểm. Nếu không được chữa trị sớm bệnh ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe, suy giảm chất lượng cuộc sống, sức khỏe tình dục…

Suy thận là gì? Nguyên nhân gây nên bệnh suy thận

Cũng theo Wikipedia, suy thận hay còn được gọi là tổn thương thận là tình trạng suy giảm chức năng thận, chủ yếu là chức năng bài tiết giúp thải chất độc ra bên ngoài cơ thể sau quá trình chuyển hóa.

Suy thận được chia thành hai giai đoạn: Suy thận cấp tính (tổn thương thận cấp) và suy thận mạn (bệnh thận mạn). Với suy thận cấp bệnh chỉ diễn ra trong vài ngày và người bệnh có thể phục hồi hoàn toàn hoặc 1 phần chức năng thận khi được chữa trị thích hợp.

Nhưng với hiện tượng suy thận mạn lại khác, điều trị bệnh chỉ để làm chậm tiến triển của bệnh và ngăn ngừa biến chứng. Chính vì vậy, người bệnh cần phải chủ động khi mắc suy thận để có thể được điều trị sớm nhất từ giai đoạn đầu.

Suy thận là gì?

Suy thận là tình trạng suy giảm chức năng thận

1. Nguyên nhân gây suy thận

Do suy thận được chia thành 2 giai đoạn cơ bản nên nguyên nhân gây bệnh cũng sẽ phụ thuộc vào thời gian mắc bệnh.

  • Nguyên nhân suy thận cấp

Bạn có thể hiểu một cách đơn giản về suy thận cấp hay tổn thương thận cấp chính là trường hợp 2 quả thận của bạn ngừng làm việc một cách đột ngột. Những nguyên nhân chủ yếu gây suy thận cấp đó là:

+ Thiếu lưu lượng máu đến 2 quả thận.

+ Những tổn thương trực tiếp đến thận.

+ Suy thận cấp do tắc nghẽn dòng nước tiểu.

Do đâu mà xuất hiện những nguyên nhân này? Theo các chuyên gia, các nguyên nhân này xảy ra khi bạn:

+ Bị những chấn thương gây mất máu.

+ Do bạn bị mất nước.

+ Thận tổn thương do bị sốc do tình trạng nhiễm trùng huyết.

+ Dòng nước tiểu của bạn bị cản trở do một số nguyên nhân nhân, điển hình là mắc bệnh phì đại tuyến tiền liệt.

+ Thận bị tổn thương do các loại thuốc hoặc chất độc.

+ Với nữ giới, yếu tố tác động và gây suy thận cấp có thể do biến chứng trong thai kỳ như tiền sản giật, sản giật, hoặc có những vấn đề liên quan đến hội chứng HELLP, đây là một dạng của chứng tiền sản giật nặng.

  • Nguyên nhân suy thận mạn

Theo các chuyên gia, một khi 2 quả thận của bạn không làm việc hiệu quả kéo dài trong khoảng thời gian dài hơn 3 tháng thì được gọi là bệnh thận mạn tính (suy thận mạn).

Bệnh tiểu đường tuýp 1, tuýp 2 và bệnh cao huyết áp chính là 2 nguyên nhân chính và phổ biến nhất gây nên bệnh suy thận mạn. Bởi vì hàm lượng trong máu cao nếu không được khắc phục sẽ làm hại đến thận.

Mặt khác, tình trạng tăng huyết áp của bạn không được kiểm soát trong thời gian dài sẽ gây ra áp lực rất lớn trong cầu thận, làm suy giảm đi mức lọc cầu thận.

Nguyên nhân suy thận

Cao huyết áp là một nguyên nhân gây suy thận

Ngoài ra, còn có một số nguyên nhân khác gây suy thận mạn mà bạn nên lưu ý đó là:

+ Tình trạng hệ miễn dịch kém do bạn mắc phải các bệnh lý như lupus và bệnh mạn do virus như HIV/ AIDS, viêm gan B, C.

+ Nhiễm trùng đường tiểu trên hay viêm thận mủ có thể dẫn đến sẹo khi lành nhưng nếu bị nhiều lần sẽ khiến thận tổn thương.

+ Do bị viêm trong các bộ lọc nhỏ trong thận; tình trạng này có thể xảy ra sau khi nhiễm liên cầu khuẩn và các nguyên nhân khác.

+ Do mắc bệnh thận đa nang, trong đó các u nang sẽ chứa đầy dịch hình thành trong thận theo thời gian.

+ Do người bệnh bị khuyết tật bẩm sinh, thông thường là hậu quả của sự tắc nghẽn đường tiết niệu hoặc dị dạng có những ảnh hưởng đến thận, gây suy thận mạn.

+ Bạn có thể mắc suy thận mạn do tiếp xúc với một số thuốc và các loại hóa chất trong thời gian dài, ví dụ như: Thuốc chống viêm không steroid, ibuprofen và naproxen…

Không chỉ có các bệnh lý, những tổn thương khiến đau thận hay suy thận. Một yếu tố khiến bạn tăng nguy cơ mắc phải tình trạng suy giảm chức năng thận nhưng bạn không để ý đó chính là lối sống hàng ngày.

Ăn quá nhiều chất đạm, quá nhiều muối, các chất béo, ăn ít rau quả, lười vận động, thường xuyên bị stress, hút thuốc lá… cũng sẽ ảnh hưởng nhiều đến thận, gây suy thận.

Dấu hiệu nhận biết suy thận

Khi bị suy thận người bệnh sẽ gặp những triệu chứng điển hình sau. Hãy chú ý để phát hiện sớm bệnh và điều trị nhanh nhất.

  • Thay đổi trong vấn đề tiểu tiện

Người bệnh sẽ có biểu hiện đi tiểu nhiều lần trong ngày, nhất là vào ban đêm hay bị tiểu đêm. Bên cạnh đó, lượng nước tiểu sẽ có thể thay đổi nhiều hoặc ít hơn bình thường.

Nước tiểu có thể có bọt hoặc bong bóng, khi tiểu người bệnh cảm thấy căng tức, tiểu buốt. Thậm chí có nhiều trường hợp người bệnh đi tiểu lẫn máu…

Biểu hiện của suy thận

Suy thận khiến người bị đi tiểu nhiều, tiểu buốt

  • Sưng phù ở chân và tay

Khi bạn bị suy thận các chức năng thận sẽ bị suy giảm, cơ quan này sẽ không thể bài tiết kịp các chất độc hại, chất thải ra bên ngoài. Điều này khiến cho những chất này tích tụ lại trong cơ thể, nhất là ở chân và tay. Lúc này, người bệnh sẽ có biểu hiện:

+ Mặt có dấu hiệu sưng, cảm giác như béo lên.

+ Hai chân có dấu hiệu sưng phù, nhất là ở cổ chân và bàn chân.

+ Suy thận khiến cho hai bên tay bắt đầu ở khửu tay của người bệnh bị sưng phù.

+ Ngoài hiện tượng sưng phù người bệnh còn xuất hiện triệu chứng tấy đỏ nhẹ…

  • Phát ban và ngứa ở da

Ngoài việc sưng phù, gặp vấn đề về tiểu tiện người bệnh sẽ gặp phải những dấu hiệu bệnh thận khác như trên da xuất hiện mụn nhọt, phát ban gây ra những cơn ngứa ngáy, khó chịu.

Vì sao bạn gặp phải triệu chứng này? Nguyên nhân là do khi bị thận suy các chất bẩn bị tích tụ bên trong máu sẽ khiến người bệnh bị viêm nhiễm, từ đó gây nên những cơn ngứa ngáy với nhiều mức độ khác nhau.

  • Người mệt mỏi

Khi 2 quả thận của bạn hoạt động một cách bình thường chúng sẽ tạo ra lượng hormone erythropoietin. Đây được biết là loại hormone mang đến tín hiệu cho cơ thể để tạo ra những tế bào hồng cầu mang theo oxy.

Tuy nhiên, một khi thận suy, thận hỏng lượng hormone này sẽ bị suy giảm, kéo theo cơ thể sẽ có ít những tế bào hồng cầu mang oxy và điều này sẽ làm cho bạn luôn có cảm giác mệt mỏi.

  • Hơi thở và vị giác có sự thay đổi

Suy thận cũng sẽ có những tác động nhất định đến vị giác cũng như hơi thở của người bệnh, cụ thể:

+ Hơi thở của người bệnh có cảm giác nông hơn, khó có thể hít sâu.

+ Hơi thở trở nên có mùi và luôn luôn cảm thấy vị giác có chút khác lạ so với bình thường.

+ Những cảm nhận về thức ăn tự nhiên kém đi, ăn không ngon miệng.

  • Người có cảm giác ớn lạnh

Thiếu máu do suy thận có thể khiến cho sức đề kháng của cơ thể người bệnh bị giảm sút, da trở nên kém sắc, người lúc nào cũng cảm thấy ớn lạnh, thậm chí có thể ớn lạnh khi ở trong phòng có nhiệt độ cao.

  • Đau ở lưng, cạnh sườn và cả hai chân

Người bệnh cũng sẽ gặp phải những cơn đau khi bị suy thận, cơn đau có thể ở vùng cạnh sườn, thắt lưng và đau ở hai chân.

Đau lưng là biểu hiện dễ nhận thấy khi bị suy thận

Những cơn đau lưng khiến người bệnh khó chịu

Ngoài ra, người bệnh sẽ gặp những triệu chứng như buồn nôn, nôn, tiêu chảy, mất ngủ, đau dạ dày, giảm ham muốn tình dục…

Bệnh suy thận có nguy hiểm không?

Thận là một cơ quan nội tạng vô cùng quan trọng trong hệ tiết niệu, chính vì vậy, khi có dấu hiệu suy thận, suy giảm chức năng thận đều sẽ ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt, công việc cũng như ảnh hưởng đến hoạt động của các cơ quan khác.

Từ những triệu chứng của bệnh như tăng huyết áp, buồn nôn, sưng phù, tiểu nhiều, tiểu ra máu… tác động nghiêm trọng đến cuộc sống.

Như chúng tôi đã nói ở phần trên, suy thận nếu được phát hiện và điều trị ở giai đoạn cấp sẽ có thể hồi phục hoàn toàn chức năng thận hoặc một phần.

Thế nhưng, ở giai đoạn suy thận mạn các triệu chứng tuy không rầm rộ nhưng mức độ nghiêm trọng cao hơn. Người bệnh nếu không được chữa trị kịp thời có thể đối mặt với nguy cơ tử vong, rất nguy hiểm.

Một số biến chứng mà suy thận có thể gây ra cho người bệnh đó là:

  • Những biến chứng về tim mạch

Các biến chứng tim mạch chiếm khoảng 50 đến 80% tỉ lệ các biến chứng của suy thận mà người bệnh có thể gặp phải. Biến chứng này bao gồm các bệnh như: Tăng huyết áp, bệnh mạch vành, bệnh van tim…

  • Suy thận gây nên hiện tượng thiếu máu

Theo các chuyên gia, thiếu máu là một trong những biến chứng rất thường gặp ở những người mắc bệnh thận, không riêng bị suy thận.

Ở phần triệu chứng chúng tôi có đề cập thận là nơi sản xuất ra hormon erythropoietin, giúp kích thích tủy xương sản xuất ra hồng cầu. Và khi thận bị tổn thương hormone này sẽ không được sản xuất đủ vì thế sẽ dẫn đến tế bào hồng cầu ít, gây thiếu máu.

Suy thận gây thiếu máu

Suy thận gây nên tình trạng thiếu máu

  • Suy thận gây các biến chứng nhiễm trùng

Người bệnh tuyệt đối không được xem thường bệnh suy thận, bởi bệnh lý này rất dễ gây ra các biến chứng bội nhiễm, gây nhiễm trùng nếu không được khắc phục.

Các biến chứng nhiễm trùng mà bệnh gây ra cho người bệnh phải kể đến như: Bội nhiễm đường tiết niệu, bội nhiễm phổi, nhiễm khuẩn đường huyết hay đơn giản là vết thương ngoài da.

  • Biến chứng chuyển hóa

Khi bị suy thận, người bệnh sẽ rất dễ rơi vào tình trạng mất nước và rối loạn điện giải như tăng axit uric, tăng canxi máu, tăng magie máu, tăng phospho.

Đặc biệt nếu người bệnh gặp phải hiện tượng giảm kali máu khi bị tiểu nhiều thì có thể sẽ gây tử vong nếu không được chữa trị đúng phương pháp và theo dõi một cách chặt chẽ từ bác sĩ.

Chưa dừng lại ở đó, suy thận có thể làm giảm chuyển hóa insulin, làm tăng hormone cận giáp, đồng thời giảm hormone tuyến giáp gây suy giáp.

Ngoài những biến chứng này, suy thận còn gây ra biến chứng thần kinh; biến chứng tiêu hóa (gây viêm loét dạ dày, xuất huyết đường tiêu hóa…); gây thoái hóa dạng bột…

Cách điều trị suy thận hiệu quả

Để ngăn ngừa các biến chứng của suy thận cũng như giúp loại bỏ nhanh bệnh lý này khi phát hiện cơ thể có những dấu hiệu bệnh mà chúng tôi đề cập ở trên bạn hãy nhanh chóng đến cơ sở y tế để được kiểm tra thận và có cách điều trị cụ thể.

Hiện nay để chữa suy thận người bệnh có thể áp dụng nhiều phương pháp khác nhau. Có thể áp dụng cách chữa bằng Tây y hoặc các bài thuốc Đông y. Tuy nhiên, việc áp dụng phương pháp nào sẽ được bác sĩ chủ trị quyết định. Dưới đây sẽ là những cách điều trị suy thận cơ bản được áp dụng nhiều hiện nay:

1. Chữa suy thận bằng các phương pháp Tây y

Với sự phát triển của nền y học hiện đại hiện nay, điều trị suy thận có thể thực hiện theo nhiều cách. Cụ thể là những cách cơ bản sau đây:

  • Ghép thận

Đây là một cách điều trị suy thận chắc hẳn đã nhiều người nghe đến. Tuy nhiên, việc ghép thận cũng gặp phải nhiều vấn đề do hiện nay nguồn thận cấy ghép rất hiếm. Bên cạnh đó, mức chi phí để thực hiện ghép thận lại khá tốn kém, yêu cầu cần thiết là có sự tương thích với người bệnh.

  • Chạy thận nhân tạo

Khi thận của bạn không thể tiếp tục thực hiện được các chức năng vốn có của nó như loại bỏ chất độc, chất thải thì bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị suy thận là chạy thận nhân tạo.

Tuy nhiên, việc chạy thận nhân tạo trong điều trị có thể khiến cho người bệnh có nguy cơ nhiễm viêm gan siêu vi khá cao và gặp những tai biến về tim mạch.

  • Chữa suy thận bằng cách lọc màng bụng

Đây là cách điều trị mà bác sĩ sử dụng chính màng bụng của người bệnh làm màng lọc để thay thế cho thận thực hiện các chức năng của thận như lọc chất chuyển hóa, chất điện giải… ra khỏi cơ thể, giúp cân bằng nội môi.

Đối với một số người bệnh không chọn các phương pháp điều trị như chạy thận nhân tạo hay ghép thận, sử dụng thuốc cũng là một lựa chọn cho bạn. Thế nhưng, theo các chuyên gia, nếu thực hiện cách điều trị này tuổi thọ của người bệnh sẽ thường không kéo dài.

  • Điều trị suy thận bằng tế bào gốc

Hiện nay, có một phương pháp được đánh giá là khá khả quan đối với người bệnh bị suy thận đó chính là thực hiện cách điều trị bằng tế bào gốc.

Với phương pháp này, bác sĩ sẽ đưa vào cơ thể người bệnh một loại tế bào đa năng có thể thay thế được những tế bào nhiễm bệnh khác, làm chúng biến mất hoàn toàn.

Cách điều trị này có nhiều ưu điểm, hiệu quả nhanh, rủi ro thấp và đặc biệt không gây tác dụng phụ nhưng mức chi phí điều trị rất cao.

Cách điều trị suy thận

Điều trị suy thận bằng tế bào gốc

2. Điều trị bệnh suy thận bằng bài thuốc Đông y

Bên cạnh cách điều trị bằng Tây y, nếu bị đau thận, suy thận, bạn hoàn toàn có thể sử dụng bài thuốc Đông y để chữa trị.

Những bài thuốc Đông y thường có hiệu quả từ bên trong, thời gian tuy điều trị lâu dài nhưng lại không gây ra tác dụng phụ. Và để có được những bài thuốc hiệu quả cho mình người bệnh cần tham khảo thầy thuốc, sau khi chẩn bệnh thầy thuốc sẽ đưa ra các bài thuốc phù hợp với từng người.

Một số bài thuốc chữa suy thận bằng Đông y mà bạn có thể tham khảo đó là:

  • Chữa suy thận bằng cây nhọ nồi và đỗ đen

Cây nhọ nồi và đỗ đen theo Đông y đều là loại cây có tính hàn, vị ngọt không chứa độc nên có tác dụng rất tốt trong điều trị suy thận. Nếu bệnh của bạn đang ở giai đoạn đầu thì bạn có thể cân nhắc để sử dụng bài thuốc này.

Vị thuốc: 30 gam cây nhọ nồi đã được sao vàng, 40 gam đỗ đen, 2 lít nước.

Cách chế dùng:

+ Bạn cho các vị thuốc vào ấm với 2 lít nước để đun sôi. Đun trong vòng 15 phút và chắt lấy nước để uống trong ngày.

+ Khi uống hết nước đầu tiên bạn hãy đổ thêm nước và tiếp tục sắc thuốc thêm khoảng 3 ngày nữa thì thay thang thuốc mới.

  • Bài thuốc 2: Đây là bài thuốc áp dụng cho các trường hợp suy thận mạn tính.

Vị thuốc: Hai quả thận heo; hải mã, lộc giác sương, bào ngư, sinh địa, đỗ trọng, đông trùng hạ thảo, sa nhân mỗi vị 50 gam; thổ phục linh 200 gam; tiên tinh tì 120 gam.

Cách chế dùng: Bạn đem tất cả các vị thuốc này xay tán thành bột, mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần khoảng 10 gam với nước. Bạn hãy sử dụng kiên trì để có hiệu quả trong điều trị.

Cách phòng tránh suy thận

Suy thận là một bệnh khá nguy hiểm và gây ra rất nhiều phiền toái cho người bệnh. Tuy nhiên, bệnh lý này hoàn toàn có thể phòng tránh. Do vậy, bạn hãy lưu ý những cách sau đây để phòng tránh hiệu quả suy thận.

+ Nếu người bệnh có bệnh tiểu đường cần điều trị bệnh nhanh chóng, ổn định đường huyết ở mức bình thường và đồng thời cần kiểm tra chất đạm trong nước tiểu theo định kỳ.

+ Điều trị tốt bệnh lý tăng huyết áp, tăng mỡ máu, không tự ý dùng thuốc bừa bãi.

+ Không nên hút thuốc lá, bởi theo các nhà khoa học hút thuốc lá là một yếu tố gây ra tiểu đạm làm tổn thương thận.

+ Không uống quá nhiều rượu, bia.

+ Bạn nên ăn các thức ăn có ít muối, ít chất béo, ăn nhiều cá, các loại rau quả. Một số loại thức ăn ít muối bạn nên bổ sung như thực phẩm tươi, trái cây, củ hành, tiêu, chanh, gừng…

+ Tìm hiểu cách uống nước đúng, uống đủ nước mỗi ngày khoảng 1,5 đến 2 lít tùy theo mức bạn vận động có thể hơn.

+ Tập thể dục đều đặn, thường xuyên sẽ giúp bạn hạn chế được tối đa các bệnh tật. Đồng thời sẽ làm tăng cường hệ miễn dịch, sức đề kháng.

+ Bạn nên thực hiện khám chuyên khoa thận học khoảng 6 tháng 1 lần, hoặc 1 năm 1 lần để tầm soát tốt nhất. Khi khám thận bạn cần chú ý kiểm tra luôn huyết áp, xét nghiệm máu, nước tiểu…

Hi vọng rằng đây sẽ là những thông tin hữu ích cho bạn về bệnh suy thận. Đây là bệnh lý có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bạn nên khi có dấu hiệu suy thận hãy nhanh chóng đến cơ sở y tế để được kiểm tra sớm và điều trị nhanh nhất.

Xem Thêm:

Ăn gì để bổ thận sinh tinh – câu hỏi của nhiều quý ông

Bùi Nam (T/h)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo