Bệnh lậu lây qua đường nào?

Cũng giống như các bệnh giang mai, sùi mào gà,… bệnh lậu là một trong những bệnh xã hội nguy hiểm và rất nhiều người mắc phải hiện nay. Nguyên nhân dẫn đến số lượng người mắc bệnh ngày càng tăng là do bệnh rất dễ lây lan từ người này sang người khác. Vậy bệnh lậu lây qua đường nào? Sẽ được cung cấp đầy đủ trong bài viết này.

Bệnh lậu là gì?

Bệnh lậu được biết đến là bệnh xã hội nguy hiểm thuộc nhóm bệnh lây truyền qua quan hệ tình dục (sexually transmitted disease, hay STD), có khả năng lây nhiễm mạnh. Bệnh lậu do chủng siêu vi gây nên có tên là Neisseria gonorrhoeae. Vi khuẩn này có hình hạt cà phê, thường ghép đôi với nhau nên còn được gọi là song cầu khuẩn lậu.

Đối tượng dễ mắc bệnh lậu

Bệnh lậu có thể lây nhiễm ở mọi lứa tuổi, mọi giới đều có nguy cơ mắc bệnh lậu. Tuy nhiên bệnh lâu phổ biến và lây lan nhiều hơn cả là ở những đối tượng đang trong độ tuổi quan hệ tình dục. Những đối tượng có lối sống buông thả, không lành mạnh.

Bệnh lậu có thời gian ủ bệnh khá ngắn, sau thời gian ủ bệnh, người bệnh thường xuất hiện những triệu chứng như: tiểu rắt, tiểu buốt, dịch mủ chảy ra nhiều từ lỗ tiểu ở nam giới, hoặc dịch mủ xuất hiện nhiều trong âm hộ của nữ giới, kèm theo mùi hôi khó chị. Kèm theo đó sẽ xuất hiện hiện tượng nóng sốt, người mệt mỏi. Bệnh có thể gây nhiễm trùng cả cơ quan sinh dục ngoài, trực tràng và cổ họng.

Bệnh lậu lây qua đường nào?

1. Quan hệ tình dục

95% người mắc bệnh lậu thông qua đường tình dục, bao gồm hoạt động giao hợp, hôn, tiếp xúc cơ thể. Chúng ta đều biết rằng, phần niêm mạc da của bộ phận sinh dục rất mỏng manh, bên dưới có mạng lưới huyết quản rất phong phú, khi giao hợp ở trạng thái phấn khích cực độ, sẽ rất dễ dẫn đến tình trạng bị xước da do cọ xát, cào cấu, dù chỉ là một vết xước rất nhỏ.

2. Lây truyền tiếp xúc gián tiếp

Sử dụng chung đồ dùng sinh hoạt với người mắc bệnh lậu như: quần áo, chăn đệm, vật dụng, bồn cầu vệ sinh, khăn tắm đều có nguy cơ mắc bệnh lậu, những người có tiếp xúc gần gũi với người bệnh lậu, trong trường hợp trên người có vết xước rất nhỏ nếu tiếp xúc với đồ dùng có vi khuẩn lậu thì khả năng bị lây bệnh lậu và điều hoàn toàn có thể xảy ra.

3. Lây nhiễm qua đường máu

Bệnh lậu có giai đoạn ủ bệnh, người mắc bệnh lậu trong giai đoạn này hoàn toàn không có bất cứ dấu hiệu biểu hiện bệnh lâm sàng nào, tuy nhiên nếu như người bình thường hoặc bệnh nhân khác được truyền máu từ nguồn máu của người mắc bênh lậu thì sẽ bị nhiễm bệnh.

4. Lây từ mẹ sang con

Thai phụ mắc bệnh lậu, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, hoặc có điều trị nhưng không triệt để, thì bệnh từ người mẹ sẽ truyền qua thai nhi thông qua hệ thống tuần hoàn, dẫn đến hậu quả, trẻ sinh ra đã mắc bệnh lậu.

5. Trẻ nhiễm bệnh lậu qua đường sản

Trong trường hợp sinh thường, trẻ ra đời thông qua cửa mình của người mẹ, tuy nhiên tại bộ phận cửa mình (âm đạo) có rất nhiều vi khuẩn lậu, vi khuẩn này sẽ lây sang trẻ sơ sinh, làm cho trẻ mắc bệnh lậu ngay sau khi ra đời.

Biết rõ bệnh lậu lây qua đường nào? Sẽ giúp mọi người biết được cách phòng tránh, bảo vệ mình tránh được sự xâm nhập, lây nhiễm của các loại vi khuẩn gây bệnh nguy hiểm, bảo vệ tốt cho sức khỏe. 5 con đường lây nhiễm bệnh lậu trên có rất nhiều người không biết và đây chính là nguyên nhân khiến số lượng người mắc bệnh ngày càng gia tăng, nhiều người mắc bệnh mà không biết.

Cách phòng tránh bệnh lậu tốt nhất chính là hiểu rõ về các con đường lây bệnh, từ đó có biện pháp phòng tránh và hạn chế nguy cơ lây lan của bệnh.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo