Bệnh trĩ và những kiến thức cần nhớ
Bệnh trĩ gây ra các triệu chứng đau đớn ở hậu môn, khó khăn bất tiện trong sinh hoạt và ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt, sức khỏe, tâm sinh lý của người bệnh. Bệnh gây ra bởi chính những thói quen sinh hoạt, ăn uống hàng ngày mà chúng ta vô tình không để ý, dẫn đến những bất tiện và những tác động rất lớn đến sức khỏe.
Bệnh trĩ là gì?
Bệnh trĩ hay còn có tên dân gian là bệnh lòi dom, là tình trạng khi các mạch máu, tĩnh mạch ở trĩ bị dãn nở quá mức. Đây là tình trạng bệnh tế nhị khá phổ biến ở mọi đối tượng, lứa tuổi từ trẻ nhỏ đến người già, nam hay nữ đều có nguy cơ mắc bệnh rất cao.
Bệnh trĩ là tình trạng bệnh về đường tiết niệu thường gặp ở nam giới
Hiện nay, số lượng người mắc bệnh trĩ ngày càng cao do lối sống, chế độ ăn uống, vận động, đặc biệt là những người làm việc trong một tư thế chỉ đứng hoặc ngồi quá nhiều, ít vận động. Theo thông kế của ngành y tế, tỷ lệ mắc trĩ ở Việt Nam hiện nay là khoảng 40 – 50%, đặc biệt tại các tỉnh phía Bắc có tới 65% dân số bị mắc trĩ.
Bệnh trĩ gồm 3 loại phổ biến là: trĩ nội, trĩ ngoại và trĩ hỗ hợp. Bệnh trĩ không phải là bệnh nguy hiểm gây ảnh hưởng đến tính mạng nhưng các dấu hiệu của bệnh có ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt, công việc, tâm lý và sức khỏe của người bệnh.
Dấu hiệu của bệnh trĩ như thế nào?
Hầu hết mọi người đều không thể nhận ra các dấu hiệu bệnh trĩ ở giai đoạn lâm sàng, bởi các triệu chứng bệnh không thể hiện rõ ràng. Biểu hiện thường gặp và sớm nhất của bệnh là tình trạng ngứa rát, đau, ẩm ướt ở xung quanh hậu môn, nhiều trường hợp bệnh nhân sẽ bị chảy máu khi đi đại tiêu.
Bệnh trĩ có 3 dạng là trĩ nội, trĩ ngoại và trĩ hỗn hợp với mỗi tình trạng bệnh sẽ có những dấu hiệu, biểu hiện khác nhau. Khi thấy xuất hiện dấu hiệu bất thường hậu môn và những bất tiện trong đại tiện, nên đến ngay cơ sở y tế để điều trị, không để bệnh phát triển lâu dài sẽ gây ra những ảnh hưởng rất không tốt cho sức khỏe, sinh hoạt và khó điều trị tốt.
1. Biểu hiện của bệnh trĩ nội
Bệnh trĩ nội là gì? – Là tình trạng bên trong hậu môn xuất hiện búi trĩ gây đau, rát và làm chảy máu khi đi đại tiện, các búi trĩ có khi sẽ bị trồi ra ngoài hậu môn và tự co trở lại bên trong. Khi bệnh phát triển nặng các búi trĩ này sẽ không thể thụt lại được. Bệnh trĩ nội hình thành do các mạch máu nằm trong bị phình to, phù và xơ hóa.
Các dấu hiệu của bệnh trĩ nội là do bị tổn thương từ việc đi đại tiện phải dùng sức quá nhiều, gây tình trạng viêm nhiễm, nguy hiểm hơn là gây nhiễm trùng máu, khiến các mô mạch bị sưng, lòi ra ngoài và không thể tự thụt lại vào trong.
Các dấu hiệu của trĩ nội thường được thể hiện như:
Dấu hiệu của bệnh là sự xuất hiện của búi trĩ ở hậu môn
– Đau rát hậu môn: đây là biểu hiện thường thấy và rõ ràng nhất, người bệnh sẽ có cảm giác đau rát hậu môn khi đi đại tiện và cảm giác khó chịu, đau rát rõ ràng khi bị táo bón hoặc tiêu chảy.
– Đi đại tiện ra máu: Do những khó khăn và đau rát ở vùng hậu môn, người bệnh sẽ thường xuyên bị tình trạng đi đại tiện có xuất hiện máu trên phân, máu nhỏ giọt hoặc máu tạo thành các tia. Trong đó nguy hiểm và nặng nhất là tình trạng máu bắn thành tia.
– Dấu hiệu sa búi trĩ: Thời gian ban đầu mắc bệnh các búi trĩ khi bị sa xuống có thể tự đẩy lên được, nhưng khi bệnh nặng hơn sẽ rất khó có thể tự đẩy lên được. Tình trạng sa búi trĩ kéo dài có thể dẫn đến hoại tử.
2. Biểu hiện của bệnh trĩ ngoại
Bệnh trĩ ngoại là gì? – Là tình trạng các búi trĩ nằm ở phía dưới vùng lược, người bệnh có thể nhìn thấy được búi trĩ bằng mắt thường, búi trĩ không thể tự thụt vào trong hậu môn như trĩ nội và thường ít bị chảy máu khi đi đại tiện.
Trĩ ngoại hình thành do các búi trĩ nhô ra ngoài nằm gần vùng hậu môn, do áp lực căng giãn các tính mạch gây sưng viêm các mô liên kết ở phần mạch máu vùng hậu môn. Các dấu hiệu thường gặp của bệnh trĩ ngoại gồm:
– Đau rát lỗ hậu môn: Nếu mắc trị ngoại do viêm nhiễm hậu môn sẽ có cảm giác đau rát, mẫn ngứa ở lỗ hậu môn. Khi đi đại tiện hoặc vận động nhiều bệnh trĩ có thể sẽ biểu hiện nặng hơn.
– Sưng tấy hậu môn: Trường hợp mắc trí do căng phồng các đám rối tĩnh mạch và các tĩnh mạch bị căng giãn bao phủ bề ngoài có một lớp da bị lồi ra, người bệnh sẽ có triệu chứng sưng tấy, khó chịu, đau rát ở vùng hậu môn, đặc biệt là khi bị viêm nhiễm.
– Nếp nhăn ở hậu môn bị sưng to: Người bệnh mắc trĩ do ảnh hưởng của các tổ chức tế bào sẽ có tình trạng nếp nhăn ở hậu môn sưng to, ở giữa có dịch lưu lại và bề mặt da nhão xuống, gây đau rát khi đi lại và vận động.
– Sưng búi trĩ: Tình trạng bị trĩ do tụ cục máu đông, bề mặt búi trĩ sẽ có thể bị sưng, hơi sầm máu, hơi cứng khi chạm vào sẽ cảm thấy đau rát. Có nhiều trường hợp sẽ bị viêm, sưng mủ và bề mặt da hậu môn bị thối, không điều trị tốt sẽ dẫn đến dò hậu môn.
3. Biểu hiện bệnh trĩ hỗn hợp
Bệnh trĩ hỗn hợp nghĩa là tình trạng mắc cả trĩ nội và trĩ ngoại cũng lúc. Với các triệu chứng bệnh như:
– Đại tiện ra máu: Triệu chứng rõ ràng nhất của tình trạng bệnh trĩ. Khi đi đại tiện ngoài cảm giác đau rát ở hậu môn còn kèm theo đại tiện ra máu.
– Tràn dịch ra ngoài: trĩ kích thích trong thời gian dài sẽ khiến niêm mạc trực tràng tiết ra nhiều dịch nhày, lượng dịch quá nhiều sẽ tràn ra ngoài và khiến phần da hậu môn bị kích thích và ngứa.
– Hậu môn có dị vật bị lòi ra: Khi trĩ nội phát triển ngày càng to sẽ làm các tầng niêm mạc dưới và tầng hậu môn bị chia cắt, lúc đi đại tiện sẽ khiến các khối trĩ bị tụt xuống bên dưới các nếu gấp và lòi ra bên ngoài. Còn trĩ ngoại là phần búi trĩ lòi sẵn ra bên ngoài.
Nguyên nhân bệnh trĩ là gì?
Có nhiều nguyên nhân gây bệnh trĩ, phần lớn là do những thói quen sinh hoạt và các chế độ ăn uống, sinh hoạt hàng ngày, thói quen vận động dẫn đến. Mọi người thường chủ quan với những thói quen của bệnh, dẫn đến tình trạng khi phát hiện bệnh đã nặng và khó điều trị tốt.
Một số nguyên nhân bệnh trĩ chủ yếu có thể kể đến như:
1. Do táo bón lâu ngày
Nguyên nhân hàng đầu dẫn đến các tình trạng của bệnh trĩ là do táo bón. Đây là một trong những hiện tượng thường gặp nhất của bệnh rối loạn tiêu hóa, làm phân bị khô cứng và khó di chuyển trong đường ruột.
Nguyên nhân chủ yếu của bệnh là do bị táo bón lâu ngày
Khi bị táo bón người bệnh sẽ gặp các khó khăn, bất tiện trong quá trình đại tiện. Luôn phải dùng dẫn nhiều sức khi đi đại tiện, tình trạng này kéo dài khiến vùng chậu, hậu môn, trực tràng bị chịu nhiều áp lực , các chùm tĩnh mạch phải giãn nở đột ngột, gây nứt rách kẽ hậu môn, lâu dần hình thành bệnh trĩ.
2. Do vệ sinh không tốt
Hậu môn được coi là “cánh cửa” của các chất thải, giữ vệ sinh hậu môn đúng cách, làm sạch hậu môn, giúp các chất thải được đưa ra ngoài dễ dàng hơn. Trường hợp hậu môn không được vệ sinh tốt sẽ tạo điều kiện cho các vi khuẩn, ký sinh trùng có môi trường phát triển và gây bệnh.
Vi sinh vật làm bẩn vùng hậu môn, dẫn đến tình trạng hậu môn bị sưng phồng và dễ dàng tổn thương. Tình trạng này kéo dài là nguyên nhân dẫn đến bệnh trĩ.
3. Do chế độ ăn uống không cần bằng
Chế độ ăn uống hàng ngày là một trong những nguyên nhân chính, quyết định tình trạng bệnh trĩ thường gặp. Uống không đủ lượng nước mỗi ngày, chế độ ăn uống mất cân bằng, ăn quá ít chất xơ, quá nhiều đồ dầu mỡ gây nóng trong người, làm phân bị khô cứng, khi thải qua hậu môn cần dùng nhiều sức.
Chính chế độ ăn uống không cần bằng gây ảnh hưởng đến tiêu hóa sẽ gây ra tình trạng bệnh trĩ. Nên mỗi người cần có một chế độ ăn uống cân bằng, ăn nhiều rau củ quả, nhiều chất xơ, hạn chế đồ ăn nhiều chất béo, và uống nhiều nước mỗi ngày để ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh trĩ.
4. Do tâm lý căng thẳng
Tâm lý thường xuyên căng thẳng, mệt mỏi, cơ thể bị áp lực nặng nề cũng có thể gây ảnh hưởng đến tiêu háo và dẫn đến tình trạng bệnh trĩ. Công việc, gia đình, học tập nhiều áp lực sẽ dẫn đến các tình trạng không thoải mái về tâm lý, nguy cơ mắc các bệnh trầm cảm và khiến các cơ quan thiếu đi sự liên kết, cơ thể mệt mỏi.
5. Do lười vận động
Phần lớn các trường hợp mắc bệnh trĩ hiện nay đều có nguyên nhân là do lười vận động, đặc biệt là nhóm đối tượng dân văn phòng, thời gian ngồi hoặc đứng làm việc quá nhiều có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn.
Việc ngồi hoặc đứng nhiều giờ, ít vận động làm quá trình bài tiết hoạt động của cơ thể bị ảnh hưởng. Khiến hoạt động bài tiết kém, khí huyết khó lưu thông, lâu dần có nguy cơ dẫn đến tình trạng bệnh trĩ rất cao.
Ảnh hưởng của bệnh trĩ như thế nào?
Nhiều người hiện nay không hiểu hết về tình trạng bệnh trĩ, lo sợ rằng không biết bệnh trĩ có lây không. Có một điều chắc chắn tất cả mọi người có thể yên tâm là bệnh trĩ hoàn toàn không phải là một bệnh lây nhiễm, đây là bệnh có nguyên nhân phát sinh do những tác động của cơ thể.
Bệnh trĩ có nguy hiểm không? cũng là vấn đề rất nhiều người quan tâm. Tình trạng bệnh tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng, nhưng nếu không phát hiện, điều trị sớm sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe, sinh hoạt và tâm sinh lý của người bệnh.
Bệnh trĩ gây ra những bất tiện trong khi sinh hoạt, đặc biệt là khi đại tiện. Các cảm giác đau rát, với các cảm giác khó chịu đau rát ở hậu môn. Trong nhiều trường hợp có thể xuất hiện máu khi đại tiện, hậu môn sưng tấy, có mủ, ảnh hưởng đến vệ sinh và đi lại. Nếu để lâu sẽ gây viêm nhiễm và dẫn đến hoại tử rất nguy hiểm.
Điều trị bệnh trĩ như thế nào?
Bệnh trĩ là một bệnh khá phổ biến, số lượng người mắc bệnh ngày càng có xu hướng tăng lên. Điều trị bệnh trĩ ngày nay không còn quá khó khăn, bên cạnh những phương pháp chữa bệnh trĩ bằng đông y, bằng nam dược, các phương pháp điều trị bằng y học hiện đại cũng phát triển rất nhiều.
Các phương pháp điều trị bệnh trĩ
Nếu bệnh trĩ được phát hiện sớm có thể điều trị dễ dàng không cần phẫu thuật, không cần can thiệp bằng thủ thuật y khoa, mà chỉ cần sử dụng thuốc điều trị rất đơn giản. Chính vì vậy, ngay khi thấy xuất hiện những dấu hiệu bất thường của bệnh, nên chủ động đến cơ sở y tế khám và điều trị dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Chữa bệnh trĩ bằng tây y
1. Điều trị ở giai đoạn bệnh nhẹ
Cách điều trị ở giai đoạn bệnh nhẹ, phát hiện và điều trị sớm. Ở trong giai đoạn đầu khi bệnh mới xuất hiện, có thể điều trị khỏi hoàn toàn bằng cách sử dụng thuốc uống, thuốc đặt, thuốc bôi và thay đổi các thói quen sinh hoạt, vệ sinh hậu môn hàng ngày. Cụ thể:
-Vệ sinh hậu môn sạch sẽ. Sử dụng nước muối ấm pha loãng đề rửa và ngâm hậu môn trong khoảng 15 – 20 phút, làm từ 2 – 3 lần mỗi ngày, thường xuyên để giữ hậu môn luôn sạch sẽ, không có vi khuẩn gây bệnh phát triển.
– Thay đổi chế độ ăn uống, vận động. Nên uống nhiều nước mỗi ngày, bổ sung trong chế độ ăn uống hàng ngày những thực phẩm giàu chất xơ, vitamin. Tập luyện thói quen đi đại tiện đúng giờ. Tập luyện thể dục thường xuyên, hàng ngày để giảm nguy cơ và tình trạng của bệnh trĩ.
– Sử dụng thuốc uống, thuốc đặt hậu môn, thuốc bôi theo chỉ dẫn của bác sĩ, để làm tiêu giảm búi trĩ, nhuận tràng, kháng viêm và hỗ trợ cho vùng thành mạch tốt nhất, chống phù nề, chống tắc
2. Điều trị ở giai đoạn bệnh nặng
Là tình trạng bệnh khi đã phát triển nhiều ngày, đến giai đoạn nặng không thể điều trị khỏi bằng cách dùng thuốc. Trong trường hợp này cần tiến hành điều trị bệnh bằng các phương pháp phẫu thuật cắt bỏ búi trĩ hoặc tiến hành can thiệp bằng các thủ thuật y khoa.
– Sử dụng các thủ thuật y khoa can thiệp bằng cách cắt, phá hủy và làm teo nhỏ các mô búi trĩ như trích xơ, đông lạnh, chiếu tia hồng ngoại, cắt búi trĩ bằng tia laser,…
– Tiến hành phẫu thuật cắt búi trĩ, được áp dụng trong tình trạng bệnh đã phát triển quá nặng. Các bác sĩ sau khi khám sẽ chỉ định tiến hành phẫu thuật cắt bỏ búi trĩ để không làm ảnh hưởng đến sức khỏe, đời sống và tâm sinh lý của người bệnh.
Chữa bệnh trĩ bằng thuốc nam
Các bài thuốc chữa bệnh trĩ bằng thuốc nam được sử dụng từ lâu đời có rất nhiều người đã áp dụng các phương pháp này và cho hiệu quả rất tốt. Sử dụng các nguyên liệu thiên nhiên, gần gũi an toàn và thân thiện với sức khỏe trong điều trị, các phương pháp này rất an toàn không gây bất cứ tác dụng phụ nào với sức khỏe.
Một số bài thuốc điều trị hiệu quả như: chữa bệnh trĩ bằng đu đủ xanh, chữa bệnh trĩ bằng dầu dừa, chữa bệnh trĩ bằng quả sung, chữa bệnh trĩ bằng rau diếp cá… lựa chọn điều trị bằng thuốc nam yêu cầu người bệnh phải kiên trì trong thời gian dài, đều đặn mới có thể mang đến kết quả tốt.
Lời khuyên
Bệnh trĩ là bệnh lý không nguy hiểm nhưng có ảnh hưởng rất lớn đến đời sống, sức khỏe, tâm sinh lý của người bệnh. Trĩ có thể được điều trị khỏi hoàn toàn bằng thuốc và thay đổi lối sống sinh hoạt mà không cần can thiệp phẫu thuật, dao kéo nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách.
Có mỗi lối sống lành mạnh, thường xuyên vận động thể dục thể thao, chế độ ăn uống cân bằng,… là cách tốt nhất để phóng tránh nguy cơ mắc căn bệnh nhạy, cảm khó nói này.
Dương Quân (Tổng hợp)
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!