Nhận biết biểu hiện tràn dịch màng tinh hoàn và cách điều trị bệnh

Tràn dịch màng tinh hoàn ở người lớn nam giới trưởng thành mà ngay cả trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cũng dễ phát hiện thấy các triệu chứng mắc bệnh. Vậy nguyên nhân mắc bệnh tràn dịch màng tinh hoàn là gì, tại sao nam giới lại dễ mắc bệnh đến vậy, cùng tìm hiểu thông tin bạn nhé.

Tràn dịch màng tinh hoàn là gì?

Tràn dịch màng tinh hoàn là hiện tượng màng tinh hoàn bị tổn thương dẫn tới ứ đọng dịch, máu hoặc mủ giữa hai lá của màng tinh hoàn. Tràn dịch màng tinh hoàn là triệu chứng bệnh của nhiều nguyên nhân khác nhau.

Màng tinh hoàn là một lớp màng được tạo nên do phúc mạc bị đẩy xuống trong quá trình đi xuống của tinh hoàn. Lúc đầu phúc mạc xuống bìu thành một ống gọi là mỏm bọc, sau đó ống sẽ bị bít lại khi trẻ ra đời.

Màng tinh hoàn gồm hai lá: Lá tạng dính sát vào tinh hoàn, là thành bao phía bên ngoài lá tạng. Giữa hai lá này là một lớp dịch mỏng giúp cho tinh hoàn trượt lên xuống rất dễ dàng.

Dấu hiệu tràn dịch màng tinh hoàn

Đau: Bệnh nhân có thể đau dữ dội, đau quặn thành từng cơn hoặc có thể chỉ đau tức âm ỉ, liên tục vùng bìu bẹn.

Bìu to lên, sa xuống dưới, da căng bóng nhưng hai tinh hoàn không sa xuống, nghiệm pháp kẹp da bìu âm tính (-). Soi đèn pin vào bìu ánh sáng có thể xuyên qua dễ dàng.

Tinh hoàn có thể sưng to, đau hoặc cũng có thể thấy tinh hoàn cứng như đá.

Trường hợp viêm tinh hoàn, mào tinh hoàn, màng tinh hoàn cũng bị kích thích và xuất tiết dịch, khi đó bệnh nhân đau dữ dội kèm theo tinh hoàn, mào tinh hoàn sưng to.

Trường hợp dịch màng tinh hoàn ít thường khó phát hiện bằng dấu hiệu lâm sàng. Nên dựa vào siêu âm để phát hiện nhanh và chính xác. Trên siêu âm khi lớp dịch này dày quá 5mm thì mới có giá trị (nếu nhỏ hơn có thể là dịch sinh lý bình thường).

Dịch máu: Sang chấn ung thư.

Dịch mủ: Viêm cấp tính do các vi khuẩn.

Dịch vàng chanh: Thường là dịch xuất tiết do các bệnh toàn thân, có thể là do lao hoặc do ung thư.

Dịch dưỡng chấp: Do giun chỉ, khi đã có dịch dưỡng chấp thì bệnh nhân đã có dấu hiệu lâm sàng rất đặc trưng của bệnh giun chỉ (phù chân voi, đái dưỡng chấp).

Nguyên nhân tràn dịch màng tinh hoàn

Bệnh tràn dịch màng tinh hoàn ở trẻ em do từ trong phôi thai tinh hoàn nằm trong ổ bụng và sau phúc mạc. Phúc mạc bị kéo xuống và tạo thành hố trong bìu và được đóng kín khi trẻ ra đời. Trường hợp hố trong bìu không đóng kín thì dịch trong ổ bụng sẽ tích lại trong bìu dẫn đến tràn dịch màng tinh hoàn.

Nguyên nhân chính phát do các bệnh viêm nhiễm nam khoa biến chứng như: viêm tinh hoàn, viêm mào tinh hoàn,các bệnh lý kí sinh trùng giun chỉ dẫn đến tắc ống bạch mạch gây tràn dịch màng tinh hoàn.

Biến chứng sau giãn tĩnh mạch hay sau điều trị thoát vị  bẹn dẫn đến tăng áp lực tĩnh mạch là nguyên nhân tràn dịch màng tinh hoàn thường xảy ra như vậy.

Một vài trường hợp chỉ được phát hiện bệnh qua làm xét nghiệm, bởi trong suốt quá trình mang bệnh không hề có các triệu chứng biểu hiện ra bên ngoài. Xét nghiệm có thể tìm thấy tinh trùng có trong nước màng tinh hoàn.

Tràn dịch màng tinh hoàn có nguy hiểm không?

Rất nhiều người đàn ông băn khoăn không biết tràn dịch màng tinh có nguy hiểm không. Về vấn đề này các bác sĩ chuyên khoa cho biết, tràn dịch màng tinh nếu được khắc phục kịp thời sẽ không gây ra các biến chứng hay hậu quả nghiêm trọng.

Ngược lại khi chậm được phát hiện, và bệnh có dấu hiệu chuyển biến trầm trọng, tính nguy hại không chỉ dừng lại ở việc tác động đến chức năng của tinh  hoàn, mà còn gây biến chứng đến các bộ phận khác. Vô sinh hiếm muộn là điều khó tránh khỏi, đồng thời suy giảm nghiêm trọng sức khỏe, cả thể chất và tinh thần.

Điều trị tràn dịch màng tinh hoàn

Dựa vào lâm sàng và dựa vào siêu âm để chẩn đoán xác định, chẩn đoán nguyên nhân thì cần dựa vào xét nghiệp sinh hóa, tế bào dịch màng tinh hoàn, tình trạng lâm sàng và các xét nghiệm khác.

Tràn dịch màng tinh hoàn rất dễ phát hiện trên lâm sàng và siêu âm, lâm sàng của tràn dịch màng tinh hoàn rất đa dạng có có thể gặp ở nhiều lứa tuổi, nhiều hình thái khác nhau. Vấn đề là khi ta gặp người bị tràn dịch màng tinh hoàn thì thái độ xử lý với trường hợp dịch này như thế nào?

Với trường hợp trẻ em dưới 2 tuổi bị tràn dịch màng tinh hoàn bẩm sinh thường do đoạn phúc mạc trong ống bẹn (ống phúc tinh mạc) chưa được đóng kín dẫn tới một lượng dịch màng bụng từ trên chảy xuống bìu. Thông thường ống phúc tinh mạc được đóng lại trong khoảng 18 tháng sau khi sinh, sau 18 tháng trở ra thì ống này hầu như không tự đóng nữa.

Chính vì thế khi trẻ em có tràn dịch màng tinh hoàn trong hai năm đầu không nên điều trị gì, chỉ can thiệp cho trẻ khi trẻ đã lớn hơn 2 năm tuổi. Sau hai tuổi có thể tiến hành mổ nếu lượng dịch này nhiều.

Với trường hợp tràn dịch ở người lớn tuổi, có khoảng 1% ở nam giới trưởng thành bị tràn dịch màng tinh hoàn do ống phúc tinh mạc chưa đóng kín hoàn toàn hay gặp ở người lớn tuổi có thể do về già lớp cơ và chức đàn hồi của thành bụng suy yếu nên ống phúc tinh mạc có thể bị bong tách một phần trở lại và gây dịch ổ bụng tràn xuống.

Những trường hợp này thường kết hợp với cả thoát vị bẹn kèm theo. Đối với trường hợp tràn dịch còn ống phúc tinh mạch ở nam giới lớn tuổi thì việc phẫu thuật nên tiến hành khi mà lượng dịch nhiều gây đau tức và bất tiện trong sinh hoạt.

Đối với trường hợp tràn dịch màng tinh hoàn do hậu quả của các bệnh khác, tràn dịch mắc phải thì phải điều trị theo nguyên nhân. Ví dụ: viêm tinh hoàn và mào tinh hoàn do nhiễm khuẩn thì dùng kháng sinh, chống viêm, chống phù nề, giảm đau, corticoid, lao sinh dục thì phải dùng thuốc kháng lao.

Đối với các viêm nhiễm do vi khuẩn đường tiết niệu, sinh dục, sinh sản có thể dùng: cefuroxim 2g/ngày, cefixim 400-800mg/ngày, ceftriaxon 1g/ngày, hoặc có thể dùng nhóm quinolon như: ofloxacin, sparfloxacin rotifloxacin theo chỉ định của thầy thuốc.

Trường hợp nhiễm lao thường là lao thứ phát nên điều trị theo phác đồ.

Đối với những nguyên nhân ác tính có thể xem xét khả năng phẫu thuật, chạy tia, dùng hóa chất tùy theo.

Trường hợp nhiễm ký sinh trùng: Giun chỉ dùng diethylcarbamazine.

Chọc hút dịch màng tinh hoàn vừa là thủ thuật thăm dò chẩn đoán vừa là kỹ thuật điều trị cho những trường hợp tràn dịch nhiều.

Tràn dịch màng tinh hoàn là triệu chứng bệnh của nhiều nguyên nhân, bệnh cảnh khác nhau. Việc điều trị phải dựa vào nguyên nhân để có hiệu quả cao. Mục đích điều trị không chỉ là làm giảm hết các triệu chứng ở màng tinh hoàn mà còn phải bảo tồn được các chức năng của tinh hoàn, cố gắng duy trì được chức năng về tình dục, sinh sản cho bệnh nhân sau đó.

Lời khuyên

Tràn dịch màng tinh hoàn là tình trạng bệnh nguy hiểm thường gặp ở nhiều lứa tuổi nam giới, đặc biệt là đối tượng trẻ nhỏ và nam giới trong độ tuổi trưởng thành. Bệnh gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, đời sống sinh hoạt tình dục và khả năng sinh sản của nam giới.

Bệnh có thể điều trị tốt, triệt để hoàn toàn nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách. Với đối tượng rất dễ mắc bệnh là trẻ nhỏ, các bậc phụ huynh phải thường xuyên quan tâm đến sức khỏe của trẻ, kịp thời phát hiện những bất thường và cho trẻ đi điều trị bệnh sớm.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo