Triệu chứng phù thận và chế độ dinh dưỡng tốt nhất cho người bệnh
Phù thận là một triệu chứng xuất hiện trong những bệnh lý có liên quan đến thận như suy thận, viêm cầu thận cấp, hội chứng thận hư, tổn thương thận… Trong bài viết này chúng tôi sẽ gửi đến bạn đọc những thông tin về bệnh phù thận cũng như chế độ dinh dưỡng tốt nhất cho người bệnh.
Bài nên đọc:
> Thận yếu nên uống gì và thận yếu có nên uống nhiều nước không?
> Người bị thận yếu nên ăn gì và làm gì để bệnh nhanh khỏi
Phù thận và các triệu chứng nhận biết
Phù chính là tình trạng ứ nước ở khoang gian bào, hiện tượng này do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên. Ở các bệnh cầu thận, hiện tượng phù là biểu hiện lâm sàng rất thường gặp. Cho nên, để hiểu đúng về phù thận thì đây chính là các bệnh phù có nguyên nhân tại thận.
Phù thận là bệnh thường xuất hiện sau một đợt sốt, viêm họng, viêm mủ ngoài da hoặc có sự tồn tại của các ổ nhiễm trùng. Bệnh xuất hiện ở tay chân, mặt, đôi khi vị trí của phù thận chỉ ở mi mắt. Nếu trường hợp phù thận nặng sẽ phù toàn thân và kèm theo cổ chướng, khiến người bệnh có dấu hiệu tăng cân nhanh.
Phù thận là các bệnh phù có nguyên nhân tại thận
Nguyên nhân gây nên phù thận chủ yếu là các bệnh lý tại thận, bởi chính hiện tượng phù là một trong những triệu chứng của những bệnh này. Cụ thể:
+ Phù trong suy thận cấp.
+ Phù trong suy thận mạn.
+ Phù thận trong viêm thận cấp.
Các triệu chứng cơ bản của bệnh phù thận
Bạn có thể nhận biết dấu hiệu, triệu chứng của bệnh phù thận thông qua những biểu hiện sau đây:
1. Rối loạn về tiểu tiện
Khi mắc bệnh phù thận người bệnh sẽ gặp những vấn đề về tiểu tiện, gây nhiều khó chịu trong sinh hoạt. Cụ thể:
- Tiểu rắt: Người bệnh sẽ có hiện tượng tiểu nhiều lần trong ngày nhưng lượng nước tiểu không nhiều.
- Tiểu khó: Trong mỗi lần đi tiểu người bệnh sẽ phải dặn nhưng nước tiểu lại không ra gây rất nhiều khó chịu.
- Đi tiểu không hết: Khi bị phù thận bạn sẽ gặp hiện tượng đi tiểu nhưng nước tiểu đi không hết, vẫn còn lượng nước tiểu đọng lại trong bàng quang. Lâu dần tình trạng này có thể dẫn đến bí tiểu.
- Tiểu buốt: Những cơn đau ở niệu đạo hay bàng quang sẽ khiến cho người bệnh bị tiểu buốt. Hầu hết tiểu buốt sẽ liên quan đến các bệnh lý như viêm niệu đạo, viêm bàng quang, viêm tuyến tiền liệt.
2. Đi tiểu ra máu
Khi bị phù thận cấp người bệnh có thể bị tiểu ra máu, trong nước tiểu có lẫn máu. Theo các chuyên gia, khi có dấu hiệu này người bệnh nên nhanh chóng đến cơ sở y tế để được xét nghiệm nước tiểu tìm ra nguyên nhân và có cách điều trị kịp thời.
3. Nước tiểu có màu đục khi bị phù thận
Phù thận cũng gây nên hiện tượng nước tiểu của bạn có các vẩn đục, cặn, thậm chí có những trường hợp có lẫn máu như chúng tôi đề cập ở trên.
Nếu như nước tiểu đục để lâu lắng cặn trông như các tinh thể cát và không kèm theo rối loạn tiểu tiện hoặc các biểu hiện nhiễm trùng thì biểu hiện này không đáng lo ngại, vì trong nước tiểu có thể chứa nhiều cặn canxi, oxalat.
Nước tiểu có màu đục là một biểu hiện của phù thận
4. Đau thắt lưng
Những cơn đau thắt lưng khi bị phù thận thường xuất hiện khá đột ngột. Người bệnh có cảm giác nóng rát, cơn đau nhiều hơn ở một bên hố thắt lưng, đôi khi sẽ đau lan xuống dưới và kèm theo đó là tiểu rắt, tiểu buốt, tiểu máu và có cảm giác buồn nôn.
Bệnh phù thận có nguy hiểm không và bệnh có chữa được không?
Đây là hai vấn đề được nhiều người quan tâm khi nói đến bệnh phù thận. Phù thận là bệnh không quá quy hiểm, nhưng những triệu chứng bệnh lại khiến người bệnh gặp nhiều phiền toái trong cuộc sống.
Theo các chuyên gia, nếu bệnh được phát hiện sớm và điều trị kịp thời phù thận sẽ khỏi. Tuy nhiên, nếu để tình trạng này kéo dài thì việc chữa trị sẽ gặp nhiều khó khăn.
Bệnh phù thận có chữa được không? Bạn có thể được chỉ định điều trị phù thận bằng những cách sau:
+ Điều trị phù thận bằng cách kết hợp giữa chế độ ăn uống với việc truyền đạm nếu như lượng albumin trong cơ thể của người bệnh không có dấu hiệu tăng sau khi dùng các thực phẩm giàu đạm, uống nước đủ, ăn nhạt.
+ Điều trị tăng huyết áp: Phù thận gây nên tình trạng tăng huyết áp ở người bệnh. Chính vì vậy, để giảm phù và giảm các nguy cơ mắc bệnh về tim mạch bạn sẽ được chỉ định điều trị điều trị tăng huyết áp.
+ Điều trị dự phòng nhiễm khuẩn do phù thận: Lúc này người bệnh sẽ được chỉ định điều trị bằng thuốc kháng sinh.
Chế độ dinh dưỡng chuẩn và phù hợp cho người phù thận
Chế độ dinh dưỡng dành cho người bệnh phù thận, bệnh thận phù chân là rất quan trọng. Bởi đây là một yếu tố góp phần vào hiệu quả điều trị của người bệnh. Cho nên, bạn cần nhớ chế độ dinh dưỡng này để giúp bệnh nhanh chóng được cải thiện.
-
Ăn hoa quả như thế nào đối với người phù thận?
Ăn hoa quả không phải lúc nào cũng tốt với cơ thể, đặc biệt với người bị phù thận cần phải lưu ý để tránh khiến bệnh nghiêm trọng hơn. Những loại trái cây mà người bệnh không nên ăn đó là:
+ Chuối: Đây là loại quả có nhiều natri nếu ăn chuối sẽ khiến bạn gặp phải tình trạng viêm thận nghiêm trọng.
Người bị phù thận không nên ăn chuối
+ Dưa hấu: Đây cũng là loại quả mà người bị phù thận không nên ăn. Dưa hấu có nhiều kali, nếu ăn khi bị phù thận sẽ làm tăng lên nguy cơ mắc những bệnh liên quan đến tim mạch.
+ Các loại quả họ cam chanh: Những loại quả này tuy tốt với người bị bệnh thận, nhưng với phù thận thì bạn không nên ăn quá nhiều. Bởi thành phần vitamin C có trong những quả này sẽ làm gia tăng quá trình chuyển hóa thành oxalate, có ảnh hưởng lớn đến người phù thận.
-
Các loại rau củ người phù thận cần tránh
Những loại rau xanh như măng tre, rau chân vịt (rau bina), gừng người bệnh phù thận không nên sử dụng. Đặc biệt là rau bina, nếu dùng quá nhiều sẽ làm gia tăng quá trình muối kết tinh ở nước tiểu. Bên cạnh đó, các loại đậu đỗ cũng là thực phẩm mà người bệnh nên hạn chế sử dụng.
-
Người bệnh phù thận ăn thịt như thế nào?
Nếu bạn đang mắc phải bệnh phù thận bạn không nên ăn quá nhiều thịt gà, bởi loại thịt này chứa nhiều protein sẽ gây ra tình trạng ure tăng, dẫn đến suy thận.
Ngoài ra, thận lợn (cật heo) cũng là thực phẩm mà người bị phù thận không nên ăn. Theo các nghiên cứu, hàm lượng purin và cholesterol trong thận của lợn rất cao, nếu dùng nhiều sẽ có thể làm tăng lipit huyết, khiến bệnh thận trở nên nghiêm trọng hơn.
-
Khi bị phù thận nên ăn nhạt
Muối là một tác nhân gây nên bệnh thận mạn tính, gây suy thận, viêm thận. Dùng nhiều muối nhiều bạn đã gián tiếp gây nên áp lực cho thận khiến bộ phận này làm việc không hiệu quả, thậm chí là tổn thương.
Chính vì vậy, để thận có thể làm việc tốt và hiệu quả bạn hãy ăn ít muối, không nên ăn mặn, mỗi ngày bạn chỉ nên ăn khoảng 2 đến 4 gam muối.
-
Cân bằng các chất khi bị phù thận
Người bệnh phù thận có thể sử dụng các chất bột đường, chất đạm, chất béo nhưng ở một mức độ vừa phải và khoa học, cụ thể:
+ Với chất bột đường: Khi mắc bệnh người bệnh có thể ăn các chất bột có ít đạm như bột sắn dây, miến, khoai lang, bún, gạo xay trắng…
+ Với chất đạm: Người bệnh phù thận nên ăn gì? Bạn có thể ăn những thực phẩm thịt cá, thịt gia cầm, trứng. Đặc biệt trường hợp người bị phù thận nhưng có kèm rối loạn mỡ máu thì chỉ nên ăn 3 quả trứng mỗi tuần, không ăn liên tiếp mà ăn cách ngày.
Thịt bò bạn ăn từ 1 đến 2 lần mỗi tuần; cá biển ăn 2 lần một tuần. Và tùy vào giai đoạn bệnh thì lượng đạm bổ sung sẽ khác nhau. Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để có chế độ ăn phù hợp với mình.
+ Chất béo: Người bệnh có thể dùng những loại dầu thực vật rất tốt cho sức khỏe như: Dầu oliu, mỡ cá, dầu đậu nành, dầu mè…
Sử dụng các dầu thực vật sẽ tốt hơn cho người bị phù thận
-
Bổ sung nước khi bị phù thận
Khi bị phù thận bạn nên chú ý trong vấn đề bổ sung nước, bởi không phải lúc nào bổ sung nhiều nước cũng tốt. Với bệnh phù thận, việc cung cấp nước bao nhiêu cho cơ thể còn tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh.
+ Nếu trường hợp bạn có nước tiểu ít thì bạn cần cung cấp thêm nước cho cơ thể. Nếu người bệnh không có khả năng tự uống nước sẽ áp dụng cách truyền nước.
+ Với những người đái tháo nhạt, tiểu nhiều thì nên bổ sung lượng nước phù hợp cho cơ thể tùy vào tình trạng bệnh của mình.
+ Nếu suy thận ở giai đoạn nặng, người bệnh nên hạn chế uống nước để giảm thiểu gánh nặng cho thận. Uống nước bao nhiêu sẽ phụ thuộc vào nhu cầu của người bệnh.
+ Với những người bệnh bị phù, suy thận cấp ở giai đoạn vô niệu cần cân bằng lượng nước đưa vào và thải ra. Nếu lượng nước đưa vào lớn hơn lượng nước thải ra có thể dẫn đến tình trạng phù nề, tăng huyết áp và suy tim. Còn lượng nước đưa vào ít hơn sẽ gây mất nước, hạ huyết áp, gây choáng.
Chúng tôi hi vọng những chia sẻ trên đây bạn đọc đã hiểu rõ và đầy đủ hơn bệnh phù thận. Phù thận không quá nguy hiểm nhưng bệnh để kéo dài sẽ ảnh hưởng đến sinh hoạt và khiến việc điều trị trở nên khó khăn hơn rất nhiều.
Xem Thêm:
Nguyên tắc bổ thận dương là gì?
Bùi Nam (T/h)
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!