Viêm thận – Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị hiệu quả

Viêm thận là một trong những bệnh lý về thận khá nguy hiểm. Điều quan trọng hiện nay bệnh viêm thận bể thận này càng trở nên phổ biến ở nhiều độ tuổi. Vậy, viêm thận là gì, bệnh nguy hiểm như thế nào đến sức khỏe?

Bài nên đọc:

Nhận biết triệu chứng và cách điều trị của bệnh thận yếu ở nam giới

Người bị thận yếu nên ăn gì và làm gì để bệnh nhanh khỏi

Viêm thận là gì? Nguyên nhân gây gây viêm thận

Viêm thận hay còn được gọi là viêm bể thận, đây là biến chứng của bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI). Bệnh do các vi khuẩn xâm nhập vào đường tiết niệu từ bàng quang, niệu đạo. Sau khi xâm nhập được vào bàng quang sẽ gây nên hiện tượng nhiễm trùng bàng quang, sau đó chúng phát triển một cách nhanh chóng, di chuyển ngược dòng lên phía trên và gây nên tình trạng viêm nhiễm tại thận, đài bể thận.

Viêm thận được các chuyên gia đánh giá là một trong những bệnh lý nguy hiểm. Đối tượng mắc bệnh rộng, có thể gặp ở nam, nữ giới, ở trẻ em và cả người già. Bệnh gây ra những triệu chứng khó chịu khiến người bệnh mệt mỏi, sức khỏe giảm sút.

1. Các nguyên nhân gây viêm thận

Nguyên nhân chính gây viêm thận đó chính là do các loại vi khuẩn, điển hình và “đầu sỏ” nhất là vi khuẩn E.coli. Nữ giới, người già hay những người bị tiểu đường, đặt ống thông tiểu, tắc nghẽn đường tiết niệu do sỏi thận và những đối tượng có nguy cơ cao mắc viêm thận nhiều hơn cả.

Nguyên nhân gây viêm thận

E.coli là vi khuẩn điển hình gây viêm thận

Ngoài ra, những yếu tố nguy cơ gây viêm thận mà bạn đọc nên lưu ý đó là:

+ Giới tính: Thường nữ giới là đối tượng dễ mắc phải bệnh viêm thận nhiều hơn nam giới. Bởi vì, niệu đạo của các chị em ngắn hơn nam giới nên các vi khuẩn sẽ dễ dàng tấn công và di chuyển nhanh đến bàng quang gây viêm nhiễm.

+ Do đường tiết niệu bị tắc nghẽn: Dòng nước tiểu bị tắc nghẽn do sỏi thận, những bất thường ở cấu trúc hệ tiết niệu, phì đại tuyến tiền liệt ở nam giới sẽ làm tăng nguy cơ mắc viêm thận.

+ Hệ miễn dịch bị suy yếu: Một số bệnh như tiểu đường, nhiễm HIV sẽ làm cho hệ thống miễn dịch của bạn bị suy yếu, điều này làm tăng nguy cơ mắc viêm thận hơn. Ngoài ra, các thuốc với chức năng ngăn ngừa phản ứng thải ghép khi thực hiện ghép nội tạng cũng sẽ làm suy giảm hệ miễn dịch, tăng nguy cơ mắc viêm thận hơn.

+ Những người đặt ống thông tiểu trong thời gian dài hoặc bị trào ngược bàng quang niệu quản cũng dễ mắc viêm thận.

2. Các dạng viêm thận phổ biến

Viêm thận chia thành hai dạng cơ bản là viêm cầu thận cấp và viêm cầu thận mạn tính.

  • Viêm cầu thận cấp

Viêm cầu thận cấp là gì? Dạng viêm thận cấp này thường gặp chủ yếu ở đối tượng trẻ em khoảng tuổi từ 2 – 15 tuổi. Nguyên nhân là do nhiễm liên cầu khuẩn hoặc từ các ổ nhiễm khuẩn bội nhiễm. Hoặc đơn giản bạn bị viêm cầu thận cấp do vấn đề vệ sinh không đảm bảo.

  • Viêm cầu thận mạn

Viêm thận mạn chính là biến chứng của viêm cầu thận cấp khi không được chữa trị dứt điểm và kịp thời. Dạng viêm thận này thường gặp ở người lớn. Viêm cầu thận mạn có thể dẫn đến tình trạng suy thận mạn và nếu không chữa trị kịp thời sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm.

Ngoài ra còn có một số dạng viêm thận khác như: Viêm thận kẽ, viêm thận bể thận, viêm thận lupus…

  • Viêm thận kẽ

Theo Wikipedia, viêm thận kẽ – ống thận đây là một dạng của viêm thận. Khi mắc bệnh, bạn sẽ gặp những triệu chứng điển hình như: Sốt nhẹ, trong nước tiểu có máu, lượng nước tiểu có thể tăng hoặc giảm đột ngột.

  • Viêm thận bể thận

Viêm thận bể thận chính là tình trạng nhiễm khuẩn tiết niệu lên đến bể thận và vào các tổ chức kẽ thận. Nguyên nhân gây nên viêm thận bể thận có thể do vi khuẩn, điển hình là vi khuẩn Gram âm, do tắc nghẽn đường bài xuất nước tiểu.

Bệnh được chia thành 2 dạng: Viêm thận bể thận cấp và viêm thận bể thận mạn. Các triệu chứng của bệnh thường khá “rầm rộ” như sốt cao, môi khô, rét run, đau hông lưng, đau vùng hố sườn lưng, cơn đau có lúc dữ dội, thông thường là đau âm ỉ.

Các dạng viêm thận phổ biến

Viêm thận viêm bể thận là một dạng của viêm thận

  • Viêm thận Lupus

Viêm thận Lupus hay viêm cầu thận Lupus đây là biến chứng nguy hiểm về hệ thống nội tạng bên trong cơ thể của bệnh Lupus ban đỏ. Chỉ tình trạng thận bị viêm với cơ chế tự miễn do những kháng thể miễn dịch trong cơ thể của bạn tự tấn công vào các mô và cơ quan của thận.

Viêm thận Lupus là một bệnh lý không phổ biến nhưng một khi mắc phải mà không điều trị kịp thời bệnh sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm như suy thận, đi tiểu ra protein hoặc ảnh hưởng nghiêm trọng đến huyết áp của người bệnh.

  • Viêm cầu thận Iga

Đây là một thể của viêm cầu thận mãn tính, là tình trạng lắng đọng tại gian mạch cầu thận. Các triệu chứng mà người bệnh có thể gặp phải đó chính là đi tiểu kèm máu nhưng nhạt, lặp lại nhiều lần.

Ngoài ra, bệnh còn xuất hiện các triệu chứng khác gây khó chịu cho người bệnh như đau lưng, mỏi gối, suy nhược cơ thể, phù thũng.

Dấu hiệu nhận biết bệnh viêm thận

Viêm thận – viêm bể thận là bệnh nguy hiểm nếu như không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, đúng phương pháp. Và để bệnh được chữa trị sớm người bệnh cần nắm rõ được các triệu chứng viêm thận. Phát hiện bệnh càng sớm thì càng giảm thiểu được những nguy hiểm mà bạn gặp phải.

  • Triệu chứng của viêm thận là sốt, ớn lạnh

Đây là một trong những triệu chứng phổ biến của hầu hết các bệnh nhiễm trùng liên quan đến lượng vi khuẩn cao. Chính vì vậy, khi bị viêm thận người bệnh sẽ có dấu hiệu sốt cao và người ớn lạnh, run rẩy không kiểm soát được.

  • Buồn nôn

Buồn nôn, nôn xảy ra khi thận có dấu hiệu nhiễm trùng. Khi thận nhiễm trùng có thể khiến cho cơ thể của bạn sẽ gây ra cảm giác giống như bạn mắc bệnh dạ dày, luôn bị buồn nôn.

  • Đi tiểu ra máu hoặc có mủ

Nếu tình trạng nhiễm trùng thận trở nên nghiêm trọng bạn sẽ thấy hiện tượng máu lẫn trong nước tiểu hoặc lẫn mủ.

Ngoài ra, màu nước tiểu của bạn cũng sẽ khác nếu bị viêm thận. Nếu bị viêm thận, dù ở viêm thận cấp tính hay viêm thận mạn tính nước tiểu của bạn sẽ có màu đục khác hẳn với màu vàng nhạt khi ở trạng thái bình thường.

Triệu chứng viêm thận

Tiểu ra máu là một triệu chứng của viêm thận

  • Gặp các vấn đề về tiểu tiện

Viêm thận triệu chứng thường khá rõ nét về vấn đề tiểu tiện. Người bệnh sẽ có cảm giác khó tiểu, tiểu đau, tiểu rát. Bên cạnh đó, nếu trường hợp nhiễm trùng thận lan đến niệu đạo thì bạn sẽ có biểu hiện đi tiểu thường xuyên.

  • Đau lưng và đau ở vùng bụng dưới

Triệu chứng đau lưng, đau hông là một biểu hiện khá điển hình của những người mắc các bệnh về thận.

Không chỉ khiến người bệnh bị đau lưng, khi thận bị viêm, nhiễm trùng người bệnh sẽ cảm thấy đau ở vùng bụng dưới.

Bệnh viêm thận có nguy hiểm không và cách điều trị

Từ những triệu chứng đau lưng, đau bụng dưới, buồn nôn… đều gây ra những ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe của người bệnh.

Ngoài ra, viêm thận (viêm bể thận) đặc biệt là giai đoạn viêm cầu thận mãn tính sẽ làm cho cơ thể bạn giảm sức đề kháng. Một khi sức đề kháng giảm bạn sẽ phải đối mặt với nguy cơ mắc các bệnh nhiễm khuẩn như: Nhiễm khuẩn hô hấp, nhiễm khuẩn tiết niệu…

Đặc biệt nếu để bệnh phát triển trong thời gian dài, nhiều năm sẽ dẫn đến suy thận giai đoạn cuối, lúc này sẽ làm ure máu, huyết áp, creatinin máu tăng cao và trở nên khó kiểm soát hơn.

Cách chữa bệnh viêm thận

Viêm thận là bệnh lý cần được điều trị càng sớm càng tốt để tránh những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Và trước khi đưa ra những cách điều trị bệnh bác sĩ sẽ tiến hành chẩn đoán viêm thận.

  • Các cách chẩn đoán viêm thận

– Xét nghiệm nước tiểu

Trước khi tiến hành xét nghiệm viêm thận cũng như xác định viêm cầu thận mãn có chữa được không bác sĩ sẽ kiểm tra xem bạn có bị sốt hoặc đau bụng hay không.

Nếu có những triệu chứng của viêm thận bác sĩ sẽ yêu cầu bạn tiến hành xét nghiệm nước tiểu. Việc này sẽ giúp bác sĩ kiểm tra được rõ nhất vi khuẩn cũng như nồng độ máu và mủ có trong nước tiểu.

– Chuẩn đoán viêm thận bằng hình ảnh

Để tìm ra được các u nang, hoặc các vật cản trong đường tiết niệu bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh thực hiện chụp X-quang. Nếu việc này không thể xác định được các vấn đề bất thường như viêm thận, viêm thượng thận, viêm sỏi thận hay viêm tiết niệu bác sĩ có thể tiến hành chụp CT để có những chẩn đoán rõ và chính xác hơn.

– Chuẩn đoán bằng hình ảnh sau phóng xạ

Nếu bác sĩ có nghi ngờ viêm thận đã gây ra sẹo, lúc này bác sĩ sẽ yêu cầu kiểm tra acid dimercaptosuccinic.

  • Cách điều trị viêm thận phổ biến hiện nay

Tùy vào từng nguyên nhân cũng như mức độ bệnh bác sĩ sẽ đưa ra cách điều trị phù hợp cho bạn. Có thể sử dụng kháng sinh hoặc bắt buộc phải tiến hành điều trị bằng phương pháp phẫu thuật.

– Điều trị viêm thận bằng kháng sinh

Với bệnh viêm thận cấp tính vi khuẩn chính là nguy nhân chính. Chính vì vậy, sử dụng kháng sinh được xem là cách điều trị được áp dụng đầu tiên. Và dùng loại kháng sinh nào sẽ do sự chỉ định của bác sĩ.

Cách điều trị viêm thận

Điều trị viêm thận bằng kháng sinh

Các thuốc kháng sinh được chỉ định trong điều trị bệnh thường là levofloxacin; ciprofloxacin; cotrimoxazole; ampicillin. Người bệnh cần phải tuân thủ đúng theo yêu cầu và chỉ định của bác sĩ để việc điều trị có kết quả tốt nhất.

– Phẫu thuật điều trị viêm thận

Phẫu thuật là phương pháp điều trị dành cho những trường hợp người bệnh bị áp xe và sử dụng thuốc kháng sinh không có hiệu quả. Đặc biệt, nếu trường hợp bị nhiễm trùng nặng, phẫu thuật là cách giúp bạn loại bỏ phần thận bị nhiễm trùng hoặc cắt bỏ hẳn một trong hai bên thận.

Cách phòng ngừa viêm bể thận hiệu quả

Viêm thận hay bất cứ bệnh lý nào bạn cũng đều có thể phòng tránh. Do vậy, bạn nên thực hiện những điều sau để phòng bệnh hiệu quả:

+ Bạn hãy uống nhiều nước mỗi ngày để có thể loại bỏ các chất lỏng và vi khuẩn trong niệu đạo tránh viêm thận, viêm cầu thận tăng sinh màng, đồng thời có thể ngăn ngừa viêm đài bể thận giai đoạn sớm.

+ Nam, nữ ở tuổi trưởng thành nên đi tiểu sau khi quan hệ 10 phút để loại bỏ những vi khuẩn có hại ra bên ngoài.

+ Chú ý trong vệ sinh bộ phận sinh dục và các vùng xung quanh để giúp phòng bệnh viêm thận cũng như các bệnh nam khoa.

+ Tránh sử dụng các sản phẩm có thể gây kích ứng niệu đạo ví dụ như gel bôi trơn hay thuốc xịt âm đạo.

+ Viêm thận nên ăn gì hay viêm cầu thận nên ăn gì? Bạn nên ăn những thức ăn ít muối hoặc không có muối, lượng protein thấp như bột ngó sen, hoa quả, mật ong.

+ Viêm cầu thận kiêng ăn gì? Nếu gặp các vấn đề về thận như viêm thận, bạn không nên ăn nhiều thực phẩm nhiều muối, tránh xa các chất kích thích đồ uống có cồn như bia rượu, thuốc lá. Ngoài ra, nên hạn chế các thực phẩm thịt như thịt gà, thịt bò, thực phẩm nhiều đạm, nội tạng heo như thận…

Như vậy, trên đây là những thông tin về viêm thận mà chúng tôi muốn gửi đến cho bạn đọc. Chúng tôi hi vọng đây là kiến thức hữu ích cho bạn để bảo vệ sức khỏe của mình tốt nhất.

Xem Thêm:

Ăn gì để bổ thận sinh tinh – câu hỏi của nhiều quý ông

Bùi Nam (T/h)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo