Tiểu buốt ra máu – nguyên nhân, tác hại bạn cần biết để điều trị bệnh tốt

Tiểu buốt ra máu là dấu hiệu bệnh lý khiến khá nhiều nam giới lo lắng. Tuy nhiên, tình trạng này do đâu mà có và tác hại như thế nào có lẽ nhiều người vẫn chưa rõ. Đi tiểu là hoạt động bài tiết chất thải, chất cặn bã ra ngoài cơ thể. Do đó khi sức khỏe bạn có vấn đề, sắc màu của nước tiểu cũng bị ảnh hưởng không ít. Vậy đi tiểu buốt, tiểu rắt ra máu có tác hại gì? Hãy tìm hiểu về vấn đề này thông qua bài viết dưới đây.

Bạn nên đọc:

> Tiểu buốt màu vàng có nguy hiểm không và nam giới phải làm sao?

> Đi tiểu buốt bao quy đầu – dấu hiệu bệnh lý nam giới chớ coi thường

Đi tiểu buốt ra máu – nguyên nhân do đâu?

Đi tiểu buốt ra máu là hiện tượng người bệnh bị chứng tiểu buốt (tức đi tiểu thấy đau buốt, rát, bí tiểu) và có kèm cả máu trong nước tiểu mỗi lần đi tiểu. Bên cạnh đó, người bị tiểu buốt ra máu sẽ cho ra nước tiểu có màu hồng, đỏ hoặc sỉ sắt chứ không có màu vàng hay trắng như bình thường.

Người bị đi tiểu buốt ra máu có thể do một số nguyên nhân sau:

  • Do tình trạng bệnh lý

Cơ thể thay đổi bất thường (tức trạng thái bệnh lý có sự thay đổi theo chiều yếu đi) hoặc lượng nước đưa vào cơ thể không đủ để đào thải cặn bã ra ngoài.

Thêm vào đó tổn thương đường tiết niệu hay các bộ phận sinh dục sẽ gây khó khăn cho việc đi tiểu. Từ đó xuất hiện triệu chứng tiểu buốt ra máu ở nam giới.

Tiểu buốt ra máu - nguyên nhân do đâu

Tiểu buốt ra máu là hiện tượng đi tiểu có kèm theo máu

Người mới bị tiểu buốt, tiểu rắt ra máu thường ban đầu chỉ thấy buốt khi đi tiểu, hay có cảm giác muốn đi tiểu nhưng khi đi thì chỉ cho ra một lượng rất ít nước tiểu, nước tiểu thường nhỏ giọt và không thành dòng.

  • Tiểu buốt ra máu do đường tiết niệu viêm nhiễm

Các chứng bệnh như viêm niệu đạo mãn, viên tuyến tiền liệt, viêm bàng quang,…do vi khuẩn (điển hình là vi khuẩn E.Coli) gây ra là nguyên nhân gây ra tiểu buốt ra máu.

Ngoài ra, những cơ quan này bi viêm nhiễm còn có thể là do vi khuẩn thuộc họ đường ruột như: khuẩn lậu, giang mai, Trichomonas, Chlamydia,… làm cơ quan sinh dục bị tổn thương gây ra tình trạng đi tiểu buốt kèm theo máu.

  • Các bệnh lý về sỏi

Các loại sỏi như: sỏi bàng quang, sỏi thận, sỏi niệu đạo, sỏi mật hay đái tháo đường cũng là nguyên nhân gây ra hiện tượng đi tiểu buốt ra máu.

Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác gây ra triệu chứng đi tiểu buốt ra máu điển hình như ở nữ giới vì có quan sinh dục nữ giới rất dễ cho vi khuẩn xâm nhập dẫn đến viêm nhiễm và nhiễm trùng đường tiết niệu. Nữ giới bị tiểu ra máu và buốt thường có khả năng bị các bệnh như: sỏi thận, viêm bể thận, u xơ ống tiểu hoặc đường tiết niệu, viêm niệu đạo mãn,…

Tác hại của tình trạng tiểu buốt ra máu

Tiểu buốt ra máu khiến người bệnh lo lắng, hoang mang vì nó mang đến cảm giác khó chịu. Hơn nữa, người bệnh không biết nó có để lại những hậu quả gì không. Chứng bệnh này sẽ mang đến những tác hại sau cho người bệnh:

  • Gây đau đớn

Tình trạng tiểu buốt nếu để kéo dài sẽ gây cho người bệnh rất nhiều phiền toái và khó chịu. Đặc biệt, khi tình trạng viêm nhiễm của nam giới quá nặng, nó sẽ khiến người bệnh bị tiểu buốt ra máu thường xuyên hơn và gây tình trạng đau quặn ở vùng ổ bụng dưới và vùng chậu.

tác hại của tiểu buốt ra máu

Đi tiểu buốt ra máu ảnh hướng không nhỏ đến cuộc sống nam giới

  • Gây khó khăn trong việc quan hệ tình dục

Người bị tiểu buốt ra máu không chỉ cảm thấy đau rát mỗi lần đi tiểu mà còn gây khó khăn trong cả chuyện quan hệ tình dục. Hơn nữa, đi tiểu ra máu sẽ khiến cơ thể mất đi lượng máu không nhỏ dẫn đến cơ thể mệt mỏi, làm sức khỏe ảnh hưởng và ảnh hưởng đến cả công việc.

Thậm chí tình trạng tiểu buốt ra máu kéo dài có thể khiến bệnh nhân rơi vào tình trạng thiếu máu nhẹ. Khi đó, nội tiết tố nam cũng sẽ thay đổi và có thể gây ra tình trạng rối loạn cương dương ở các quý ông.

  • Chất lượng cuộc sống bị suy giảm

Tiểu buốt ra máu khiến người bệnh luôn rơi vào trạng thái mệt mỏi không rõ nguyên nhân. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến cuộc sống mà còn ảnh hưởng đến hiệu quả công việc hàng ngày của họ.

Ngoài ra, tiểu buốt ra máu còn dẫn đến các bệnh khác nếu không được chữa trị sớm.

tiểu buốt ra máu
Tiểu buốt có mùi hôi là một hiện tượng bệnh lý bất thường khiến khá nhiều nam giới lo lắng. Tình trạng này nếu chỉ diễn ra trong một vài ngày rồi lại mất đi thì chỉ là những dấu hiệu sinh lý thông thường. Tuy nhiên, nếu triệu chứng tiểu buốt có mùi hôi này kéo dài thì nó có thể là những dấu hiệu cảnh báo những bệnh lý có hại cho sức khỏe nam giới.

Nam giới nên làm gì khi bị tiểu buốt ra máu?

Nhiều nam giới khi thấy mình bị tiểu buốt ra máu, họ khá lo sợ và không biết phải làm gì. bên cạnh việc đi khám tại các cơ sở y tế, nam giới cũng nên thực hiện tốt một số điều sau:

– Tránh các bệnh về đường tiết niệu, viêm nhiễm phụ khoa, nam khoa hay các bệnh xã hội như bệnh lậu, tránh va chạm mạnh vào vùng bụng hay cơ quan bài tiết, cơ quan sinh dục.

– Để hạn chế tiểu buốt ra máu, bạn cần cung cấp đủ nước cho cơ thể hàng ngày (mỗi ngày uống từ 2 -2.5 lít). Bổ sung các loại rau xanh, hoa quả tốt cho việc thải độc ra ngoài, hỗ trợ điều trị tiểu buốt tại nhà.

tiểu buốt ra máu phải làm sao?

Hãy thực hiện theo sự chỉ định của bác sĩ để có thể phòng tránh tiểu buốt ra máu

– Không nhịn tiểu bởi như vậy chất độc hại sẽ ứ đọng lại gây sỏi thận, viêm bàng quang,.. và khi đó bệnh sẽ càng chuyển biến nặng hơn.

– Đi tiểu trước và sau khi quan hệ, vệ sinh bộ phận sinh dục sạch sẽ.

– Tránh mặc quần quá chật, không dùng chung đồ cá nhân đặc biệt là quần áo con để tránh tiểu buốt ra máu.

– Hạn chế ngồi xe đạp quá lâu, không chơi các trò chơi mạo hiểm để tránh làm tổn thương vùng kín.

– Có chế độ ăn uống hợp lý kết hợp chế độ tập luyện khoa học.

Thông tin trên đây đã giúp bạn phần nào hiểu được về chứng bệnh đi tiểu buốt ra máu, nguyên nhân cũng như tác hại của nó. Để bệnh nhanh khỏi và không để lại biến chứng tốt nhất nên đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và đưa các cách điều trị hợp lý.

Xem thêm: Cách chữa tiểu buốt hiệu quả giúp nam giới “đánh bay” khó chịu

Nguyễn Lâm Vy (tổng hợp)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo