Khám hiếm muộn là khám những gì? Chuẩn bị gì khi đi khám
Nhiều cặp vợ chồng thắc mắc khám hiếm muộn là khám những gì, trước khi khám thì cần phải chuẩn bị những gì? Cùng tìm hiểu ngay sau đây nhé!
Khi nào nên đi khám hiếm muộn?
Khám hiếm muộn là kiểm tra các vấn đề về sinh sản ở cả nam và nữ như thăm khám buồng trứng có bị tắc, không có tinh trùng hoặc tinh trùng yếu,… Đây là biện pháp cần thiết cho những cặp vợ chồng lấy nhau hơn 1 năm nhưng chưa có con hoặc nam nữ chuẩn bị kết hôn.
Khám hiếm muộn cần chuẩn bị những gì?
Trước khi đi khám hiếm muộn cả hai vợ chồng cần chuẩn bị những điều sau:
Người vợ cần chuẩn bị:
- Tránh quan hệ tình dục trước khi đi khám.
- Không uống thuốc nhất là thuốc kháng sinh.
- Nên để sạch kinh nguyệt ít nhất 2 ngày.
- Đi khám phụ khoa trước để loại trừ trường hợp viêm nhiễm.
Khám hiếm muộn cần chuẩn bị những gì?
Người chồng cần chuẩn bị:
- Không quan hệ tình dục trước khi đi khám.
- Tránh xuất tinh từ 2 ngày đến 5 ngày.
- Không uống bia rượu, hút thuốc lá, thức khuya.
Nếu cặp vợ chồng nào đã từng đi khám hiếm muộn ở cơ sở, phòng khám hiếm muộn nào thì cần mang theo tất cả các kết quả xét nghiệm trước đây.
Bên cạnh những điều cần lưu ý trên thì lời khuyên dành cho các cặp vợ chồng trước khi đi khám hiếm muộn là cần mạnh dạn bày tỏ hết các thắc mắc và lo lắng của mình.
Khám hiếm muộn là khám những gì?
Khám lâm sàng
Khám lâm sàng là một trong những câu trả lời cho khám hiếm muộn gồm những gì. Đây là việc đầu tiên trong quy trình khám hiếm muộn. Bệnh nhân hoàn thành thông tin đầy đủ và chính xác tại quầy đăng ký. Sau đó đợi đến số thứ tự đến lượt khám.
Bác sĩ tư vấn và hỏi một số thông tin của vợ chồng như kết hôn bao lâu rồi, có tiền sử hoặc gia đình có người thân mắc bệnh về sinh sản không, có thực hiện các biện pháp tránh thai nào không,…
Bác sĩ hỏi, tư vấn thông tin khi khám lâm sàng
Bác sĩ sẽ khám cơ quan sinh dục ngoài xem có triệu chứng viêm nhiễm hay có biến động nội tiết tố không. Sau đó sẽ chỉ định thực hiện khám phụ khoa đối với vợ và nam khoa với chồng.
Ngoài khám lâm sàng thì khám hiếm muộn cần khám những gì nữa?
Xét nghiệm chẩn đoán nguyên nhân hiếm muộn
Để có kết luận chính xác nguyên nhân gây hiếm muộn thì bác sĩ chuyên khoa sẽ tiếp tục chỉ định cả vợ và chồng thực hiện các biện pháp chẩn đoán khác.
– Các biện pháp vợ và chồng cùng thực hiện: Siêu âm, xét nghiệm máu để phát hiện các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục không an toàn như HIV, giang mai, sùi mào gà, lậu,…
– Người chồng thực hiện thêm biện pháp tinh dịch đồ: Xét nghiệm tinh trùng để xác định tinh trùng hoàn toàn khỏe mạnh hay yếu hoặc không có tinh trùng.
Tinh dịch đồ là xét nghiệm người chồng bắt buộc phải thực hiện khi khám hiếm muộn
– Người vợ cần chụp tử cung – vòi trứng và xét nghiệm nội tiết tố:
+ Chụp tử cung – vòi trứng: Khi đã có kết quả xét nghiệm tinh trùng của người chồng khỏe mạnh hoặc yếu nhưng vẫn trong giới hạn đủ để bơm tinh trùng.
Trước khi chụp thì sẽ khám âm đạo, cổ tử cung lại và được kê thuốc giảm đau, kháng sinh.
+ Xét nghiệm nội tiết tố thường được chỉ định khi người vợ ở độ tuổi từ 35 tuổi trở lên.
- Kinh nguyệt đều: làm các xét nghiệm LH, FSH, Estradiol sau khi sạch hết kinh 2 ngày.
- Kinh nguyệt không đều: làm các xét nghiệm LH, FSH, Estradiol, Progesterone, Testosterone, Prolactin và một số xét nghiệm khác theo chỉ định của bác sĩ.
Khi có kết quả của những xét nghiệm, chẩn đoán trên, bác sĩ sẽ đưa ra kết luận về tình trạng sức khỏe sinh sản của hai vợ chồng, nguyên nhân gây hiếm muộn, từ đó tư vấn cách chữa trị phù hợp.
Qua các thông tin trên chắc hẳn bạn đã biết khám hiếm muộn là khám những gì và trước khi khám cần chuẩn bị gì. Lời khuyên được đưa ra để sớm có con ngoài việc thực hiện điều trị theo chỉ định của bác sĩ thì hai vợ chồng bạn không nên quá lo lắng, cần phải giữ tinh thần thoải mái và có chế độ ăn uống phù hợp.
Xem Thêm: Chữa vô sinh bằng thuốc Đông y hiệu quả và những lưu ý
Như Nguyễn (Tổng hợp)
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!