Tình trạng nang thận ở trẻ em và những thông tin cha mẹ cần phải nắm rõ
Nang thận ở trẻ em là một bệnh lý khiến không ít bậc làm cha mẹ phải lo lắng. Bệnh có thể gây ra các triệu chứng bất thường và làm cho sức khỏe của trẻ trở nên không ổn định. Vậy làm thế nào để nhận biết bệnh nang thận ở trẻ sơ sinh và các biến chứng của bệnh có nguy hiểm không? Các bạn hãy theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi để có thể tìm hiểu rõ về vấn đề này nhé.
Bạn nên đọc:
> Nguyên nhân suy thận ở người trẻ tuổi và cách phòng tránh hiệu quả
> Bật mí nam giới suy thận nên ăn trái cây gì để tốt cho sức khỏe?
Nguyên nhân nào gây ra tình trạng nang thận ở trẻ em?
Thận là một bộ phận được cấu tạo bởi khoảng hơn một triệu đơn vị thận, mỗi đơn vị này đều có nhiệm vụ chung là bài tiết và lọc bỏ các chất cặn bã có trong cơ thể ra ngoài thông qua đường nước tiểu. Thận sẽ lọc sạch máu và cung cấp nguồn máu đảm bảo đi nuôi cơ thể. Do đó khi tình trạng nang thận ở trẻ em xảy ra, nó sẽ khiến cơ thể của trẻ gặp phải nhiều bệnh lý.
Khi thận bị bệnh, các chức năng này cũng dần suy giảm khiến cho cơ thể người bị ứ đọng các chất cặn bẩn và dễ bị nhiễm độc. Đối với trẻ nhỏ, tình trạng này sẽ vô cùng nguy hiểm vì khi đó hệ miễn dịch của các bé còn thấp nên khó có thể chịu được với sự tấn công của các vi khuẩn gây bệnh. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng nang thận ở trẻ em?
-
Do tắc nghẽn các đơn vị thận
Nước tiểu được bài tiết được đưa vào một nơi gọi là bể thận. Nước tiểu sẽ chảy dọc theo niệu quản và xuống bàng quang, tích trữ ở đây để bài tiết ra ngoài theo nhu cầu tiểu tiện của mỗi người. Vậy lí do nào khiến tình trạng nang thận ở trẻ em xảy ra?
Nang thận ở trẻ em – nguyên nhân do đâu?
Tuy nhiên khi một đơn vị nào đó của thận bị tắc nghẽn, nó sẽ khiến cho nước tiểu bị ứ đọng tại thận, hình thành nên các túi chứa nước gọi là nang thận. Nước tiểu bị tồn đọng lại sẽ được các nang thận này hấp thu, đây chính là ngyên nhân khiến cho các nang thận ngày càng phát triển với kích cỡ to hơn.
-
Do trẻ nhỏ bị rối loạn tiểu tiện
Khi trẻ gặp phải tình trạng rối loạn tiểu tiện, chức năng bài tiết cũng trở nên bất thường. Trẻ sẽ thường xuyên buồn tiểu, tiểu nhiều, với trẻ còn nhỏ và trẻ sơ sinh sẽ mắc phải triệu chứng tiểu tiện không tự chủ, hay tè dầm. Tình trạng này cũng gây ra những ảnh hưởng không tốt đến chức năng bài tiết của thận và có thể gây suy thận.
Đặc biệt đối với trường hợp bé bị tiểu khó, bí tiểu, nguy cơ bị mắc bệnh nang thận ở trẻ lại càng cao. Bởi khi nước tiểu bị ứ đọng nhiều ở bàng quang và thận, nó sẽ hình thành ra các nang thận. Các nang này nếu không được điều trị, nước tiểu ứ đọng sẽ theo đó mà tích tụ thêm vào các nang thận và khiến tình trạng ngày càng nghiêm trọng hơn.
-
Nang thận ở trẻ em do các bệnh lý về thận
Khi trẻ bị mắc các bệnh lý về thận, chức năng của thận cũng bị yếu đi. Điều này khiến cho khả năng bài tiết của thận suy giảm làm các chất cặn bẩn bị tích tụ nhiều trong cơ thể, khiến các đơn vị thận bị tắc nghẽn gây ứ đọng nước tiểu và dẫn đến tình trạng nang thận ở trẻ em.
-
Do nang thận bẩm sinh
Nhiều trẻ nhỏ có thể mắc bệnh ngay từ khi còn trong bụng mẹ. Thai nhi bị nang thận có thể do lây nhiễm các tế bào gây bệnh từ bố mẹ. Tình trạng này thường ít gặp tuy nhiên không phải là không có. Nhiều trường hợp đi siêu âm, bác sĩ sẽ phát hiện ra nang thận ở trẻ em và cảnh báo trước với phụ huynh để có biện pháp điều trị kịp thời.
Dấu hiệu nhận biết tình trạng nang thận ở trẻ em
Bệnh nang thận có thể chia ra làm ba loại đó là nang thận đơn độc, thận nhiều nang và thận đa nang. Các bệnh lý này nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến nhiều biến chứng vô cùng nguy hiểm.
Tuy nhiên, do dấu hiệu không quá rõ ràng nên nhiều bậc cha mẹ thường không để ý, chỉ đến khi bệnh trở lên nghiêm trọng và các triệu chứng đã quá rõ nét thì mới phát hiện và bắt đầu chữa trị. Khi đó, việc điều trị bệnh sẽ gặp không ít khó khăn. Vậy dấu hiệu nào cho bạn biết được tình trạng nang thận ở trẻ em?
Nang thận ở trẻ em có dấu hiệu như thế nào?
-
Tiểu nhiều, tiểu khó
Trẻ nhỏ bị nang thận sẽ thường xuyên rơi vào tình trạng tiểu nhiều, số lần đi tiểu trong ngày tăng cao, đặc biệt là trẻ sẽ tiểu nhiều về đêm. Bên cạnh đó, trẻ cũng hay cảm thấy buồn tiểu tuy nhiên khi đi tiểu lại không đi được. Tiểu khó nếu diễn ra trong thời gian dài sẽ khiến cho các nang thận ở trẻ em ngày càng phát triển lớn hơn.
-
Tiểu ra máu
Nhiều trẻ nhỏ do không được phát hiện bệnh và chế độ vệ sinh không tốt có thể dẫn đến tình trạng nhiễm trùng dường tiết niệu, nhiễm trùng nang. Khi các tổn thương do nhiễm trùng quá nặng, chỉ cần các tác động nhỏ cũng có thể dẫn đến triệu chứng xuát huyết nang. Khi đó, trẻ nhỏ có thể bị tiểu tiện ra máu khiến nước tiểu chuyển thành màu đỏ nhạt hoặc màu hồng.
-
Đau tức ở vùng ổ bụng, hông và lưng
Do các nang thận mà trẻ sẽ thường xuyên gặp phải các cơn đau ở vùng ổ bụng, lưng và hông. Đặc biệt khi các nang thận ở trẻ em phát triển quá to, chúng sẽ gây ra chèn ép lên thận và khiến bụng của trẻ phình to lên. Điều này sẽ khiến trẻ hay cảm thấy đau tức bụng, đôi khi còn bị đau quặn bụng vô cùng khó chịu.
-
Cơ thể suy nhược
Do thiếu ngủ thường xuyên mà trẻ nhỏ sẽ luôn cảm thấy mệt mỏi, thường xuyên quấy khóc. Bên cạnh đó, việc các nang thận bị nhiễm trùng cũng có thể gây ra các cơn sốt đột ngột ở trẻ. Điều này khiến cho hệ miễn dịch của trẻ bị suy giảm, trẻ hay đau ốm, cơ thể suy nhược, da dẻ xanh xao, hay nôn mửa, bỏ ăn và bị sút cân.
Các biến chứng nguy hiểm của tình trạng nang thận ở trẻ em
Vì hệ miễn dịch trong cơ thể của trẻ nhỏ khá kém nên khi mắc bệnh mà không được điều trị kịp thời, nó sẽ gây ra các biến chứng vô cùng nguy hiểm đến sức khỏe của trẻ. Vậy các biến chứng của bệnh nang thận ở trẻ em có nguy hiểm không?
-
Tăng huyết áp ở trẻ em
Đây là biến chứng thường gặp ở những trẻ nhỏ bị bệnh nang thận. Tình trạng này có thể dẫn đến các bệnh lý nguy hiểm khác như nhồi máu cơ tim, suy tim, đột quỵ. Muốn hạn chế những bệnh này, các cha mẹ nên thường xuyên kiểm tra huyết áp cho trẻ để có thể kịp thời ứng phó với những tình trạng không mong muốn.
Các biến chứng nang thận ở trẻ em có nguy hiểm không?
-
Suy giảm chức năng thận
Khi trẻ bị nang thận, các chức năng của thận cũng từ đó mà yếu dần đi. Nếu tình trạng này diễn ra trong thời gian dài, nó có thể dẫn đến bệnh lý suy thận vô cùng nguy hiểm. Do đó, ba mẹ chớ nên thờ ơ với các dấu hiệu bệnh lý bất thường của con mình.
-
Gây u nang thận
Các chất cặn bẩn bị tồn đọng lại ở thận và các bộ phận khác nếu quá nhiều sẽ kết tụ lại với nhau, vôi hoa và trở thành các khối u nang thận. Các khối u nang có thể là lành tính hoặc ác tính, tuy nhiên nó đều gây ra những ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe của trẻ.
-
Nang thận ở trẻ em gây phình động mạch não
Theo nhiều nghiên cứu mới đây, các trẻ nhỏ bị nang thận, đặc biệt là tình trạng thận đa nang sẽ có nguy cơ bị phình động mạch não cao hơn so với các trẻ em bình thường. Khi động mạch trong não bị phình ra quá lớn, nó có thể gây vỡ mạch máu dẫn đến xuất huyết vô cùng nguy hiểm.
Nghiêm trọng nhất là khi tình trạng xuất huyết này đi kèm với biến chứng tăng huyết áp, nó sẽ khiến trẻ dễ bị đột quỵ và đe dọa trực tiếp đến tính mạng của trẻ.
Cha mẹ nên lưu ý rằng để tránh các biến chứng này, tình trạng nang thận ở trẻ em cần được điều trị kịp thời và đúng cách. Với những trẻ có nang thận nhỏ và không gây ra triệu chứng gì, các bạn nên cho trẻ uống thuốc phù hợp theo yêu cầu của bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc trẻ uống khi không có sự đồng ý của bác sĩ phụ trách.
Còn với những trẻ có nang thận to và có nhiều triệu chứng nghiêm trọng, các cha mẹ nên cân nhắc tiến hành các cuộc giải phẫu điều trị triệt để bệnh cho trẻ. Với các trang thiết bị y tế hiện đại và các phương pháp tân tiến, các cha mẹ đừng quá lo lắng khi các bác sĩ yêu cầu phẫu thuật cho trẻ. Việc các bạn nên làm là chăm sóc trẻ thật tốt sau các cuộc phẫu thuật để tránh được các biến chứng sau mổ.
Trên đây là những thông tin về bệnh lý nang thận ở trẻ em. Mong rằng các bậc làm cha mẹ sẽ thật sáng suốt để bảo vệ con mình tránh được các bệnh lý nguy hiểm. Nếu trẻ có các dấu hiệu bệnh lý bất thường, cha mẹ cần đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế để được các bác sĩ khám chữa bệnh một cách kịp thời và hiệu quả nhất.
Xem thêm: Cách chữa bệnh thận yếu đơn giản tại nhà dành cho nam giới
Huyền Trang (T/h)
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!