Tiểu buốt – Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị hiệu quả cho bạn
Tiểu buốt (tiểu khó – khó tiểu) hay vẫn được gọi là đái buốt, giải buốt là một hiện tượng có thể gặp ở cả nam và nữ giới, gây ra rất nhiều phiền toái cho người bệnh. Để giúp bạn hiểu rõ hơn về hiện tượng đi tiểu buốt, nguyên nhân cũng như dấu hiệu nhận biết chúng tôi sẽ cung cấp những thông tin cơ bản trong bài viết dưới đây.
Bài nên đọc:
> Bị tiểu buốt ra mủ ở nam giới có nguy hiểm không?
> Đi tiểu buốt ra máu – nguyên nhân và tác hại
Tiểu buốt là gì? Nguyên nhân gây tiểu buốt
Bên cạnh hiện tượng đi tiểu nhiều, bí tiểu thì tiểu buốt cũng là một trong những vấn đề về tiểu tiện khiến cho không ít người phải lo lắng. Không chỉ khiến cho sinh hoạt của người bệnh ảnh hưởng, tiểu buốt còn khiến cho cuộc sống và công việc của bạn gặp rất nhiều rắc rối.
1. Hiện tượng tiểu buốt là gì?
Tiểu buốt là hiện tượng khi bạn đi tiểu có cảm giác bị rát buốt khó chịu ở phần niệu đạo. Ngoài ra, dòng nước tiểu của bạn trở nên nóng, tiểu yếu và chính điều này khiến cho bạn đi tiểu nhiều lần.
Tiểu buốt được xem là một bệnh lý tuy không mang đến nguy hiểm cho tính mạng của người bệnh, nhưng bệnh lại ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt, chất lượng cuộc sống nếu không được khắc phục.
Tiểu buốt là tình trạng đi tiểu bị rát buốt khó chịu ở niệu đạo
Ngoài ra, tiểu buốt, tiểu rắt cũng có thể là biểu hiện của nhiều bệnh lý như viêm bàng quang, viêm niệu đạo, bệnh về tuyến tiền liệt ở nam giới, nhiễm trùng đường tiểu…
2. Nguyên nhân gây tiểu buốt
Do bệnh có thể gặp ở cả đối tượng nam và nữ giới, chính vì vậy, ở mỗi đối tượng sẽ có những nguyên nhân gây bệnh khác nhau.
- Nguyên nhân tiểu buốt ở nữ giới
Các chị em phụ nữ luôn có nguy cơ mắc bệnh về niệu đạo, bàng quang… cao hơn so với nam giới bởi đường niệu đạo của nữ ngắn hơn rất nhiều so với nam giới. Chính điều này khiến cho các vi khuẩn, đặc biệt là vi khuẩn E.coli dễ dàng xâm nhập và gây viêm nhiễm.
Ngoài ra, sự ma sát cũng như kích thích trong quá trình quan hệ, tác dụng của các thuốc phòng tránh thai, các chất thải trong tử cung… cũng tạo điều kiện thuận cho các vi khuẩn có hại tấn công và gây viêm nhiễm.
Các bệnh lây qua đường tình dục do các vi trùng bệnh lậu, trùng Chlamydia… là những tác nhân khiến cho các chị em bị tiểu buốt.
- Nguyên nhân tiểu buốt ở nam giới
Khác với nữ giới, ống dẫn tiểu của các quý ông dài hơn rất nhiều, do vậy dễ bị nhiễm trùng trong quá trình quan hệ khiến cho nam giới có hiện tượng tiếu buốt, tiểu rát.
Ngoài ra, các tuyến tiền liệt hoặc bờ bàng quang bị viêm có thể lây lan sang niệu đạo và khiến cho nam giới có hiện tượng đi tiểu buốt, đi tiểu bị sót.
Bên cạnh những nguyên nhân này, tiểu buốt còn có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý nam khoa. Chính vì vậy, nếu bạn có thắc mắc tiểu buốt là bệnh gì thì những thông tin sau sẽ giúp bạn có được câu trả lời.
Viêm niệu đạo
Một trong những nguyên nhân điển hình gây nên hiện tượng tiểu buốt đó chính là viêm niệu đạo. Khi niệu đạo của bạn bị nhiễm khuẩn bạn sẽ có cảm giác tiểu đau, tiểu buốt, thậm chí xuất hiện cả mủ khi tiểu tiện. Nếu tình trạng này diễn ra kéo dài sẽ khiến người bệnh luôn cảm thấy mệt mỏi và khó chịu.
Tiểu buốt là một biểu hiện của viêm niệu đạo
Viêm tuyến tiền liệt
Với nam giới, hiện tượng tiểu buốt cũng là một triệu chứng tố cáo bạn mắc viêm tuyến tiền liệt (viêm tiền liệt tuyến). Đây là một bệnh lý rất thường gặp ở tuyến tiền liệt, nếu không được chữa trị sớm bệnh có thể ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của người bệnh.
Khi mắc bệnh, người bệnh sẽ có các triệu chứng điển hình như tiểu lắt nhắt nhiều lần. Dòng nước tiểu nhỏ giọt xuống dưới ngón chân, không thành dòng. Đi tiểu đau buốt và kèm theo hiện tượng đau vùng bụng dưới rất khó chịu.
Phì đại tuyến tiền liệt
Bên cạnh viêm tuyến tiền liệt, phì đại tuyến tiền liệt – u xơ tiền liệt tuyến là một bệnh lý gây nên hiện tượng tiểu buốt ở nam giới. Phì đại tuyến tiền liệt sẽ gây nên tình trạng chèn ép niệu đạo khiến nam giới đi tiểu buốt.
Đi tiểu bị đau buốt kéo dài sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt của người bệnh, ảnh hưởng đến hoạt động của thận, bàng quang khiến nam giới mắc phải những vấn đề tiểu tiện khác như tiểu gắt, tiểu khó, đi tiểu bị đau…
Viêm bàng quang
Khi bị viêm bàng quang – nhiễm trùng bàng quang người bệnh sẽ thường xuyên có cảm giác buồn đi tiểu, tuy nhiên nước tiểu thường không ra hết, nhỏ giọt. Bên cạnh đó còn có hiện tượng tiểu buốt kèm theo tiểu rắt khiến xương mu bị đau.
Viêm thận – bể thận cấp
Hiện tượng tiểu buốt ở nam và nữ còn có thể bắt nguồn từ bệnh lý viêm thận – bể thận cấp. Bệnh lý này cần được điều trị sớm nếu không sẽ dẫn đến hiện tượng suy thận, trường hợp nguy hiểm bệnh có thể khiến người bệnh tử vong.
Đó là những nguyên nhân tiểu buốt khá thường gặp ở nam và nữ giới. Ngoài ra, nếu bạn không vệ sinh bộ phận sinh dục sạch sẽ, quan hệ tình dục không lành mạnh, luôn căng thẳng và mệt mỏi… là những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc tiểu buốt.
Quan hệ tình dục không lành mạnh gây tiểu buốt
Các triệu chứng điển hình của tiểu buốt
Dấu hiệu, triệu chứng đi tiểu buốt không khó để người bệnh nhận biết. Những triệu chứng điển hình của bệnh đó là:
+ Người bệnh đi tiểu bị buốt.
+ Đau vùng bụng dưới, khi quan hệ bị đau, đặc biệt với nữ giới.
+ Bị tiểu rắt, tiểu buốt khiến cho nước tiểu của bạn bị đục, với nam giới sẽ có chất nhầy từ niệu đạo chảy ra, ở nữ giới sẽ xuất hiện khí hư.
+ Nếu trường hợp đi tiểu buốt do viêm nhiễm ở bàng quang hoặc đường tiểu người bệnh có biểu hiện sốt từ 38 đến 38,5 độ C. Riêng với trường hợp viêm nhiễm ở thận người bệnh có thể bị sốt trên 40 độ C kèm theo các triệu chứng khác như run hoặc sốt rét.
Riêng với nam giới, hiện tượng tiểu buốt còn gây ra các triệu chứng khác như:
+ Người bệnh sẽ đi tiểu rắt tiểu buốt nhiều lần, lượng nước tiểu không nhiều, đau buốt mỗi lần đi tiểu.
+ Đi tiểu nóng, rát, có cảm giác ngứa và khó chịu.
+ Cảm giác buốt khó chịu xuất hiện từ lúc bắt đầu tiểu cho đến sắp tiểu xong, hiện tượng này gây nhiều khó chịu cho nam giới.
+ Đặc biệt khi tiểu gần xong nam giới cảm thấy đau nhói và đau buốt, tuy nhiên triệu chứng này sẽ hết ngay sau đó.
+ Trong lúc tiểu tiện bạn sẽ gặp hiện tượng tiểu đau buốt, tia nước tiểu bị tắt đột ngột.
Theo các chuyên gia, người bệnh cần phát hiện sớm các triệu chứng của bệnh. Đặc biệt là nam giới. Bởi tiểu buốt có thể là dấu hiệu của các bệnh lý nam khoa như viêm tuyến tiền liệt, phì đại tuyến tiền liệt… mà đây là những bệnh có thể ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản sau này của cánh mày râu.
Chính vì thế, khi có những dấu hiệu tiểu buốt chúng tôi đề cập ở đây bạn hãy nhanh chóng đến cơ sở y tế uy tín để được kiểm tra và chẩn đoán từ đó sẽ có cách điều trị bệnh phù hợp và hiệu quả nhất.
Tiểu đau buốt là triệu chứng điển hình của tiểu buốt
Các cách điều trị tiểu buốt hiệu quả
Tiểu buốt gồm những triệu chứng như tiểu rắt, nóng rát, đau bụng dưới… gây ra tác động không tốt đến sinh hoạt và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Do vậy, điều trị càng sớm sẽ giúp bạn không cảm thấy khó chịu và bảo vệ tốt nhất sức khỏe của mình.
Để có thể đưa ra được cách điều trị tiểu buốt phù hợp người bệnh cần được tiến hành các xét nghiệm. Đầu tiên bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra bộ phận sinh dục của bạn, xét nghiệm nước tiểu để tìm ra nguyên nhân gây tiểu buốt.
Ngoài ra, có nhiều trường hợp bác sĩ sẽ thực hiện xét nghiệm cả chất nhầy từ niệu đạo chảy ra để có thể có được kết quả chẩn đoán chính xác nhất.
Hiện nay, để chữa tiểu buốt, đi tiểu đau rát bạn có thể thực hiện cách chữa bằng phương pháp Tây y hoặc áp dụng những bài thuốc dân gian được lưu truyền từ lâu đời.
1. Chữa tiểu buốt bằng phương pháp Tây y
- Chữa tiểu buốt bằng thuốc
Chữa hiện tượng tiểu buốt cho nữ giới sẽ được chỉ định thuốc kháng sinh liều cao nếu sau khi xét nghiệm bác sĩ tìm ra các vi trùng có trong nước tiểu. Thuốc kháng sinh sẽ được sử dụng trong vài ngày cho đến khi tình trạng đi tiểu rắt, tiểu buốt chấm dứt.
Với trường hợp bệnh tiểu buốt do nấm men, người bệnh sẽ được điều trị bằng các loại thuốc kháng nấm ở dạng thuốc viên, thuốc con nhộng hoặc kem bôi âm đạo.
Đối với nam giới việc điều trị đi vệ sinh bị buốt, đi tiểu nhiều và buốt cũng được chỉ định các thuốc kháng sinh phù hợp với căn nguyên gây bệnh cụ thể như viêm niệu đạo, viêm bàng quang, viêm tuyến tiền liệt…
Thuốc kháng sinh chữa tiểu buốt
- Phương pháp điều trị tiểu buốt bằng ngoại khoa
Các phương pháp điều trị ngoại khoa được ứng dụng trong trường hợp người bệnh điều trị tiểu buốt bằng thuốc nhưng không mang lại hiệu quả tốt và người bệnh gặp các vấn đề bệnh lý nghiêm trọng, cấu trúc hệ bài tiết có vấn đề.
Hiện nay, các phương pháp chữa hiện tượng tiểu buốt bằng ngoại khoa được áp dụng phổ biến là phẫu thuật nội soi, xung tần số… Các cách chữa này đều rất nhanh chóng và nhẹ nhàng không gây ra những tổn thương, cũng như không ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh.
Trong nhiều trường hợp khi điều trị ngoại khoa bác sĩ có thể cho kết hợp với phương pháp nội khoa (bằng thuốc) để có được hiệu quả chữa trị tốt nhất.
2. Các mẹo dân gian chữa tiểu buốt
Ngoài cách chữa tiểu buốt bằng kháng sinh, phương pháp Tây y, bạn có thể xóa bỏ hiện tượng đi tiểu bị rát, đi tiểu rát buốt… bằng những nguyên liệu vô cùng quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày.
- Bí xanh chữa tiểu buốt
Một trong những cách vô cùng đơn giản để trị tiểu rắt, tiểu buốt dành cho bạn đó chính là sử dụng bí xanh. Theo Đông y, bí xanh là một loại quả có vị ngọt, tính hàn, không có độc tính khi ăn, có tác dụng lợi tiểu, ích khí, có thể tiêu trừ nước trong cơ thể.
Chính vì vậy, phương pháp chữa tiểu buốt tiểu rắt với bí xanh được ông cha ta thực hiện và lưu truyền cho tới tận bây giờ. Để chữa bệnh với bí xanh bạn cần chuẩn bị:
Nguyên liệu: 200 – 250 gam bí xanh, muối và một miếng gạc vải sạch.
Bạn có thể thực hiện cách điều trị đi tiểu nhiều lần và buốt này theo những cách sau đây:
Cách 1: Bí xanh bạn gọt sạch vỏ bên ngoài, sau đó giã và vắt lấy nước. Bạn hòa thêm một chút muối để uống mỗi ngày. Bạn nên xem lượng nước bí xanh để cho thêm lượng muối phù hợp giúp dễ uống.
Cách 2: Ăn sống bí xanh cũng là cách giúp bạn trị triệu chứng tiểu gắt buốt. Bạn gọt vỏ bí xạnh rồi ăn sống, số lượng còn tùy bạn có thể ăn được bao nhiêu.
Cách 3: Nếu bạn không muốn ăn sống hoặc vắt nước bí xanh để uống trị tiểu buốt bạn có thể luộc bí xanh và ăn mỗi ngày. Bạn cũng có thể dùng nước luộc bí xanh để uống thay cho nước lọc.
- Dùng củ sắn dây chữa đi tiểu nhiều và buốt
Nếu bạn chưa biết được cách chữa đi tiểu dắt và buốt đơn giản thì đừng bỏ qua củ sắn dây nhé. Giống với bí xanh, sắn dây cũng có vị ngọt, mát, thường được dùng trong các bài thuốc có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, giải rượu…
Dùng củ sắn dây chữa tiểu buốt
Chữa trị hiện tượng đi tiểu xong thấy buốt từ củ sắn dây bạn cần thực hiện những bước sau:
+ Củ sắn dây bạn cạo sạch vỏ, tiếp theo thái thành từng miếng mang phơi khô hoặc sấy khô.
+ Bạn giã nhỏ sắn dây và lọc lấy phần bột mịn, hòa phần bột sắn dây này với nước cho thêm ít đường để uống mỗi ngày.
- Trị đau buốt khi đi tiểu bằng bèo cái
Bèo cái là một loại rau có nhiều ở vùng quê Việt Nam, tuy nhiên không phải ai cũng biết đây là một loại thuốc quý dùng để chữa bệnh. Trong Đông y, bèo cái có tính lạnh, vị cay, khi đi vào kinh bàng và kinh phế có tác dụng giải độc, thanh nhiệt, lợi tiểu… Theo đó, bạn có thể dùng bèo cái để chữa tình trạng buốt khi đi tiểu, đi tiểu bị buốt…
Chữa hiện tượng bị đau buốt khi đi tiểu với bèo cái bạn thực hiện theo các bước sau đây:
+ Bạn cần chuẩn bị bèo cái, lá thài lài, rễ cỏ tranh, lá mã đề mỗi thứ một nắm.
+ Bèo cái bạn rửa sạch bỏ rễ và sao vàng cùng với các vị thuốc trên, sau đó úp xuống chỗ đất sạch.
+ Đợi khi thuốc nguội, bạn lấy khoảng một vốc to vào ấm sắc thành thuốc để uống.
+ Khi uống bạn có thể cho thêm đường để uống dễ hơn.
- Sử dụng mề gà chữa đi tiểu nhiều lần và bị buốt
Một trong những bài thuốc dân gian để chữa tiểu buốt mà bạn tuyệt đối không nên bỏ qua đó chính là mề gà. Thực chất bộ phận sử dụng chữa bệnh tiểu dắt, tiểu buốt chính là màng mề gà.
Cách thực hiện rất đơn giản, bạn lấy khoảng 20 cái màng mề gà. Bạn đem rang cháy và tán mịn, chia thành 4 lần để uống.
Khi uống bạn pha với nước sôi để nguội, để có được hiệu quả chữa tiểu buốt với mề gà bạn nên ăn thêm chanh, cam hoặc đậu xanh đã được nấu và kiêng những đồ ăn nóng.
Cách phòng tránh tiểu buốt hiệu quả cho bạn
Ở phần nguyên nhân gây nên hiện tượng tiểu buốt, cả nam và nữ giới đều có thể mắc phải bệnh lý này nếu vệ sinh vùng kín không sạch sẽ, quan hệ tình dục thiếu lành mạnh, không an toàn… chính vì vậy, bạn có thể phòng tránh bệnh cũng như khắc phục nó một cách đơn giản nhưng hiệu quả.
Đi tiểu buốt phải làm sao để phòng tránh? Bạn hãy nhớ những điều sau để giúp giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh và cải thiện tình trạng bệnh tốt hơn.
Uống nhiều nước mỗi ngày để phòng tiểu buốt
+ Bạn nên uống nhiều nước, ăn nhiều đồ mát, bổ sung nhiều rau xanh, uống nước râu ngô hoặc nước rau má để giúp thải độc tố và các vi khuẩn có hại ra bên ngoài cơ thể, từ đó sẽ giúp bạn giảm tình trạng tiểu buốt, đi tiểu đau.
+ Chú ý vệ sinh sạch sẽ bộ phận sinh dục hàng ngày bằng nước sạch. Hoặc bạn có thể dùng thêm nước muối loãng để vệ sinh, bạn nên đặc biệt chú ý vấn đề vệ sinh trước và sau khi quan hệ tình dục.
+ Quan hệ tình dục lành mạnh, an toàn có sử dụng bao cao su. Nếu mắc bệnh tiểu buốt, đi tiểu bị rát buốt thì bạn nên tránh quan hệ tình dục để tránh tình trạng lây nhiễm các vi khuẩn có hại cho bạn tình.
+ Hãy thường xuyên tập thể dục để giúp nâng cao sức khỏe, tăng cường sức đề kháng. Bên cạnh đó, bạn nên biết cách cân bằng công việc và cuộc sống để không bị căng thẳng, stress. Đây là cách giúp bạn phòng tránh được rất nhiều bệnh lý trong đó có tiểu buốt.
+ Một điều mà cả nam và nữ giới phải đặc biệt lưu ý là không nên nhịn tiểu. Nhịn tiểu thường xuyên sẽ khiến cho bạn phải đối mặt với nguy cơ mắc các bệnh lý khác như viêm niệu đạo, viêm bàng quang…
+ Nếu trường hợp bạn mắc các bệnh lý như viêm bàng quang, viêm tuyến tiền liệt… thì cần phải nhanh chóng tiến hành điều trị sớm và dứt điểm. Bởi những bệnh lý này chính là “thủ phạm” gây nên hiện tượng bị tiểu buốt hay đi tiểu rắt…
Như vậy, tiểu buốt là hiện tượng mà cả nam và nữ giới đều có thể gặp phải. Bệnh tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại gây khó chịu trong cuộc sống của người bệnh. Chính vì vậy, khi có dấu hiệu đầu tiên của tiểu buốt bạn nên nhanh chóng đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị càng sớm càng tốt.
Xem Thêm: Đi tiểu buốt có quan hệ được không? Nguyên nhân và cách điều trị
Bùi Nam (T/h)
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!