Báo động đỏ tỷ lệ vô sinh sau khi phá thai ở nước ta
Theo thống kê mới nhất của bệnh viện phụ sản Trung Ương thì tỷ lệ vô sinh sau khi nạo phá thai ở phụ nữ nước ta những năm gần đây không ngừng tăng nhanh và chiếm khoảng 20% trong tổng số các ca vô sinh. Vậy nạo phá thai tàn phá cơ thể bạn như thế nào và những biến chứng chúng để lại ra sao, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu ngay sau đây.
Báo động đỏ tỷ lệ vô sinh sau khi phá thai ở Việt Nam
Các trường hợp phá thai thường nằm trong 3 nhóm: “kế hoạch”, chưa muốn có con vì điều kiện kinh tế hoặc công việc chưa cho phép, những cặp vợ chồng đã có 2, 3 con nhưng bị “lỡ” hoặc những bạn gái chưa có chồng bị mang thai ngoài ý muốn. Tệ nhất là trong 3 nhóm đối tượng này thì nhóm phụ nữ trẻ, chưa chồng thiếu kiến thức về sức khỏe sinh sản lại chiếm đa số.
Một số phương pháp phá thai dễ gây vô sinh nhất
Tỷ lệ vô sinh sau khi phá thai là rất cao
1. Phá thai bằng thuốc
Nếu thai nhi dưới 7 tuần tuổi bạn có thể dùng được phương pháp này tuy nhiên chúng cũng gây ra nhiều rủi ro như thuốc không có tác dụng, thai bị sót, nhiễm trùng, máu chảy nhiều gây băng huyết… dẫn đến vô sinh, thậm chí đe dọa tính mạng.
2. Hút thai
Cách này khá phổ biến nhưng hầu hết các thai phụ không đến các bệnh viện lớn để làm mà thường làm vội vàng, giấu giếm ở các phòng khám tư nhân hoặc “làm chui”. Phương pháp này áp dụng được cho thai nhi dưới 8 tuần tuổi. 1 số biến chứng phổ biến là sót rau, chảy máu, nhiễm khuẩn, hút không đúng vào thai, thai vẫn phát triển… Đây cũng là một trong những nguyên nhân làm tăng tỷ lệ vô sinh sau khi phá thai.
3. Nạo thai
Dùng khi thai nhi nhỏ hơn 16 tuần tuổi. Thực hiện bằng cách nong rộng cổ tử cung của người nữ rồi đưa dụng cụ vào gắp cả phôi và rau thai ra ngoài. Vì lúc này thai nhi đã phát triển khá to, thành hình nên các biến chứng gặp nhiều hơn. Cụ thể, do trong suốt quá trình nạo thai, bác sĩ sử dụng các dụng cụ bằng kim loại để đo độ dài tử cung, dùng ống hút kim loại hút thai và thìa nạo để làm sạch khoang tử cung. Không ít trường hợp nạo thai bị xước, rách tử cung thậm chí nếu quá tay thì các bộ phận trên khoang bụng cũng có thể bị tổn thương. Những tổn thương này mất 1 thời gian dài để lành lại, nếu mang thai quá sớm sau đó sản phụ dễ bị vỡ tử cung trong quá trình chuyển dạ sau này.
Tỷ lệ vô sinh sau khi phá thai lên đến hơn 20%
Ngoài ra, nạo thai còn khiến thai phụ bị choáng váng, chóng mặt do đau và mất nhiều máu, có khi tim ngừng đập đột ngột dẫn đến tử vong. Những hậu quả khác như nhiễm trùng âm đạo, viêm tử cung cũng dễ xảy ra nếu dụng cụ hành nghề không được đảm bảo vô trùng là nguyên nhân gây vô sinh.
Biến chứng lâu dài do phá thai gây nên
– Rối loạn chu kỳ kinh: các tổn thương do thủ thuật phá thai khiến khoang tử cung bị phá vỡ cấu trúc bình thường dẫn đến xuất huyết kéo dài hoặc tử cung dính làm máu kinh không thoát ra ngoài mà chảy ngược vào bụng gây bế kinh mạn tính rất nguy hiểm.
– Dính tử cung: nếu bác sĩ phá thai làm quá mạnh tay, nạo vét sâu hoặc phá thai nhiều lần sẽ khiến tử cung tổn thương, sau khi liền lại tạo thành sẹo, sẹo càng dày lên thì 2 thành tử cung càng dễ bị dính vào nhau. Điều này khiến tinh trùng khó có đường gặp trứng, cản trở việc thụ thai sau này.
Nâng cao kiến thức sức khỏe sinh sản giúp giảm tỷ lệ vô sinh sau khi phá thai
– Sẩy thai và sinh non: do khi phá thai miệng tử cung bị các dụng cụ nới rộng làm rách ra nên sau đó, hễ có thai lại là khoảng 12 tuần người nữ sẽ bị sẩy thai do cơ vòng cổ tử cung không còn đủ sức đỡ thai nhi.
– Rau tiền đạo: đây là khái niệm dùng để chỉ hiện tương nhau thai bám lạc chỗ làm thai nhi ngạt thở chết khi mẹ chuyển dạ.
Tỷ lệ vô sinh sau khi phá thai tăng cao là 1 cảnh báo khiến nhiều phụ nữ lo lắng, bên cạnh nỗi đau thể xác họ còn bị dày vò tinh thần bởi phải tự mình bỏ đi giọt máu. Không những xã hội lên án mà những ám ảnh tội lỗi ấy có thể khiến người phụ nữ trầm cảm, cắn dứt lương tâm cả đời.
>> Bạn nên biết: Nguyên nhân gây vô sinh và cách điều trị ai cũng phải biết
Minh Hương (t/h)
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!