Viêm tinh hoàn ở trẻ em và những điều các bậc cha mẹ phải biết

Viêm tinh hoàn ở trẻ em hiện nay đang có dấu hiệu gia tăng và điều này khiến cho các bậc phụ huynh không khỏi lo lắng. Nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời bệnh viêm tinh hoàn trẻ em sẽ ảnh hưởng lớn đến chức năng sinh lý và sức khỏe sinh sản sau này. Vậy, nguyên nhân, triệu chứng viêm tinh hoàn ở trẻ em như thế nào? Cách điều trị ra sao? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây.

> Đau tinh hoàn: Dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị

Dấu hiệu nguy hiểm khi đau tinh hoàn nhưng không sưng

Viêm tinh hoàn ở trẻ em và nguyên nhân gây bệnh

Viêm tinh hoàn là một bệnh nam khoa thường gặp ở nam giới. Ngoài đối tượng nam giới trưởng thành thì trẻ em, thậm chí ở trẻ sơ sinh cũng có thể gặp phải chứng bệnh này.

Viêm tinh hoàn ở trẻ em, viêm tinh hoàn ở trẻ sơ sinh chính là một dạng nhiễm khuẩn do virus, vi khuẩn có hại tấn công ngược dòng từ niệu đạo, đi theo ống dẫn tinh đến tinh hoàn. Từ đó gây nên tình trạng viêm nhiễm, nhiễm trùng.

Cũng giống với viêm tinh hoàn ở người lớn, viêm tinh hoàn trẻ em có thể gặp ở tinh hoàn trái, tinh hoàn phải hoặc ở cả hai bên tinh hoàn.

Nguyên nhân viêm tinh hoàn ở trẻ em

Cũng giống bệnh mắc ở người lớn, viêm tinh hoàn ở trẻ em do nhiều nguyên nhân gây nên. Theo các chuyên gia, các nguyên nhân phổ biến gây bệnh lý này ở trẻ em đó là:

Viêm tinh hoàn ở trẻ em

Viêm tinh hoàn ở trẻ em chủ yếu do biến chứng quai bị

+ Do biến chứng quai bị: Hầu hết trẻ em đều có thể mắc bệnh quai bị, nếu bệnh không được điều trị đúng cách sẽ gây ra biến chứng là viêm tinh hoàn.

+ Nhiễm khuẩn bộ phận sinh dục: Nguyên nhân gây bệnh này là do quá trình vệ sinh bộ phận sinh dục của bé không tốt, không đúng cách. Hoặc sử dụng xà bông không phù hợp gây kích ứng, thậm chí tổn thương. Lúc này các loại khuẩn nấm sẽ thừa cơ hội tấn công và gây viêm tinh hoàn.

+ Do lậu cầu, vi khuẩn: Theo như kết quả xét nghiệm viêm tinh hoàn ở trẻ em, các bác sĩ đều thấy có sự tồn tại của lậu cầu, khuẩn E.Coli, vi khuẩn Chlamydia trachomatis…

+ Do trẻ mắc một số bệnh lý bẩm sinh: Một số bệnh lý bẩm sinh như dài bao quy đầu, hẹp bao quy đầu, hay các bệnh xã hội như giang mai, bệnh lậu, bệnh sùi mào gà… sẽ dẫn đến trẻ bị viêm tinh hoàn bẩm sinh.

Dấu hiệu nhận biết viêm tinh hoàn ở trẻ em

Những dấu hiệu, triệu chứng bệnh viêm tinh hoàn ở trẻ theo các chuyên gia chúng không khó để nhận biết. Tuy nhiên, do trẻ còn nhỏ chưa nhận thức cũng như đủ kiến thức về bệnh nên các bậc cha mẹ cần đặc biệt quan tâm đến con em mình.

Các triệu chứng điển hình ở viêm tinh hoàn trẻ em mà các bậc phụ huynh nên lưu ý phải kể đến như:

Biểu hiện viêm tinh hoàn ở trẻ em

Sưng đau tinh hoàn là biểu hiện đầu tiên của bệnh

+ Biểu hiện đầu tiên dễ nhận biết viêm tinh hoàn ở trẻ đó là tinh hoàn bị sưng, đỏ. Có thể sưng ở một hoặc cả hai bên tinh hoàn.

+ Trẻ có biểu hiện quấy khóc do cơn đau gây nên, bên cạnh đó trẻ bị đau nhiều hơn khi đi tiểu hoặc vận động mạnh.

+ Vùng da bìu của bé căng bóng, tấy đỏ, có dấu hiệu tích dịch nên khiến bé có cảm giác nặng nề, vướng tại vùng bẹn. Nếu cha mẹ kiểm tra vùng bìu dưới của trẻ sẽ thấy có khối sưng và cứng bất thường.

+ Viêm tinh hoàn ở trẻ em có thể kèm theo các triệu chứng khác như mệt mỏi, đau bụng âm ỉ, sốt cao, buồn nôn, chán ăn, người ớn lạnh.

+ Ngoài ra, một số trường hợp trẻ mắc viêm tinh hoàn có thể gặp triệu chứng sưng và viêm tại tuyến mang tai.

Khuyến cáo từ các chuyên gia: nếu các bậc phụ huynh thấy bé có dấu hiệu quấy khóc khi tiểu tiện thì cần đưa bé đến bệnh viện, phòng khám để thăm khám ngay.

Các bậc cha mẹ nên đặc biệt lưu ý là bệnh viêm tinh hoàn của trẻ em diễn biến theo hai giai đoạn là cấp tính và mãn tính. Thường những biểu hiện bệnh ở giai đoạn cấp tính sẽ rõ rệt hơn nhưng biểu hiện giai đoạn mãn tính lại có thể tiềm ẩn nhiều vấn đề nguy hại hơn.

Do vậy, điều trị bệnh cho trẻ càng sớm sẽ càng bảo vệ được sức khỏe của trẻ cũng như hạn chế tối đa những biến chứng mà bé có thể gặp phải nếu bệnh ở giai đoạn nặng.

Cách điều trị viêm tinh hoàn ở trẻ em

Viêm tinh hoàn cũng như viêm mào tinh hoàn ở trẻ em nếu không được điều trị bệnh kịp thời sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và chức năng sinh sản sau này.

Bởi đơn giản, tinh hoàn là bộ phận rất quan trọng đối với nam giới. Tinh hoàn chính là “nhà máy” sản xuất tinh trùng, lưu trữ chúng để giúp nam giới thực hiện chức năng tình dục và duy trì nòi giống của mình.

Cách điều trị viêm tinh hoàn ở trẻ em

Viêm nhiễm tinh hoàn có thể khiến bộ phận này không thể sản xuất tinh trùng

Khi tinh hoàn bị viêm nhiễm, chức năng sản xuất tinh trùng sẽ gặp khó khăn, thậm chí là không thể sản xuất.

Chưa kể, viêm tinh hoàn còn làm gia tăng nguy cơ trẻ mắc các bệnh nam khoa khác như teo tinh hoàn, xoắn tinh hoàn… trường hợp bệnh teo hoặc xoắn tinh hoàn ở mức độ nặng dẫn đến hoại tử sẽ phải tiến hành cắt bỏ. Theo đó, chức năng sinh sản sau này của bé sẽ bị ảnh hưởng rất lớn.

Theo các bác sĩ chuyên khoa, bệnh viêm tinh hoàn ở trẻ em điều trị không khó, nhất là khi bệnh ở giai đoạn cấp tính. Do vậy, khi bé có dấu hiệu đầu tiên của viêm tinh hoàn cha mẹ hãy đưa con đến cơ sở y tế uy tín để tiến hành thăm khám, điều trị theo đúng phác đồ.

Điều trị viêm tinh hoàn cho trẻ như thế nào bác sĩ sẽ dựa vào nguyên nhân gây bệnh, mức độ viêm. Hiện nay, cách chữa bệnh lý này cho trẻ em và người lớn đều giống nhau đó là dùng phương pháp nội khoa và ngoại khoa. Tuy nhiên, liều lượng sẽ khác nhau tùy từng đối tượng người bệnh.

Các bác sĩ có thể điều trị viêm tinh hoàn ở trẻ em theo một số cách cơ bản sau đây:

Chữa viêm tinh hoàn ở trẻ em bằng thuốc

Sau khi thăm khám bác sĩ sẽ cho trẻ sử dụng các thuốc kháng sinh để giúp chống viêm nhiễm, tăng cường sức đề kháng, tiêu sưng và giảm đau. Đây là những thuốc có tác dụng làm giảm các triệu chứng bệnh, đồng thời giúp tiêu diệt các vi khuẩn gây bệnh nhanh chóng.

Sử dụng phương pháp nâng đỡ

Cũng giống trường hợp viêm tinh hoàn ở người lớn, trẻ bị mắc viêm tinh hoàn cũng có thể được áp dụng cách điều trị này.

Trẻ em sẽ được nằm với tư thế ngửa, các bậc cha mẹ cố định tinh hoàn và dùng đá để chườm xung quanh. Phương pháp này sẽ được áp dụng kết hợp với các loại thuốc bôi, thuốc giảm đau để hỗ trợ điều trị bệnh, tránh biến chứng.

Điều trị viêm tinh hoàn ở trẻ em bằng biện pháp nâng đỡ

Chườm đá giúp giảm triệu chứng đau tinh hoàn hiệu quả

Điều trị viêm tinh hoàn ở trẻ bằng phương pháp ngoại khoa

Nếu bệnh viêm tinh hoàn của trẻ ở giai đoạn nặng, có dấu hiệu teo 1 hoặc cả hai bên tinh hoàn, hoại tử hoặc ung thư, lúc này bác sĩ sẽ tiến hành áp dụng can thiệp ngoại khoa để cắt tinh hoàn.

Việc cắt tinh hoàn sẽ giúp cho trẻ ngăn ngừa được nguy cơ bệnh lây nhiễm sang các bộ phận khác.

Cách phòng tránh viêm tinh hoàn ở trẻ em

Dù viêm tinh hoàn là bệnh phổ biến và có thể gây ra biến chứng nguy hiểm nhưng không phải vì thế mà chúng ta không thể phòng bệnh. Theo các chuyên gia, các bậc cha mẹ hoàn toàn có thể phòng bệnh viêm tinh hoàn ở trẻ em bằng những cách sau:

+ Tiêm phòng quai bị cho trẻ: Có tới 60% nam giới mắc viêm tinh hoàn là do biến chứng quai bị. Do vậy, để phòng bệnh hiệu quả bố mẹ hãy đưa con đi tiêm phòng quai bị sớm nhất có thể.

+ Hướng dẫn trẻ vệ sinh sạch sẽ, đúng cách: Cha mẹ cần hướng dẫn bé cách vệ sinh cơ thể sạch sẽ, nhất là bộ phận sinh dục. Nếu vệ sinh không sạch đây là môi trường thuận lợi cho các vi khuẩn sinh sôi và phát triển mạnh mẽ.

+ Tăng sức đề kháng cho con: Nếu trẻ có sức đề kháng khỏe mạnh sẽ giúp chống lại những bệnh lý, trong đó có viêm tinh hoàn.

Vậy, trẻ bị viêm tinh hoàn nên ăn gì để phòng bệnh hiệu quả? Cha mẹ hãy bổ sung thêm vitamin vào cơ thể trẻ bằng các loại hoa quả, rau xanh… Đồng thời hãy tạo cho bé thói quen tập thể dục mỗi ngày và chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi, ăn uống khoa học, hợp lý.

+ Đưa trẻ đi khám sức khỏe định kỳ: Khám sức khỏe theo định kỳ là một việc làm cần thiết để các bậc phụ huynh có thể theo dõi được sức khỏe chính xác nhất của con em mình. Do vậy, hãy thực hiện việc này 6 tháng 1 lần để bảo vệ sức khỏe cho con yêu.

Như vậy, trên đây là những thông tin về viêm tinh hoàn ở trẻ em mà các bậc phụ huynh cần đặc biệt lưu ý. Trẻ em là tương lai của đất nước, trẻ khỏe mạnh là niềm vui của gia đình. Chính vì vậy, bố mẹ hãy quan tâm đến sức khỏe của con, khi có dấu hiệu bất thường hãy đưa trẻ đến cơ sở y tế để thăm khám ngay.

Xem Thêm: Tổng hợp những cách điều trị viêm tinh hoàn hiệu quả

Bùi Nam (T/h)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo