Bệnh xuất tinh ngược dòng- thủ phạm khiến chàng mất đi sự thăng hoa

Sau mỗi cuộc yêu, bạn đều chìm vào giây phút thăng hoa trong tình yêu, đồng thời cảm nhận cậu nhỏ của mình được phóng tinh ra bên ngoài. Nhưng, lạ một điều tinh binh không hề thấy đâu, mà thay vào đó quanh cậu nhỏ hoàn toàn khô ráo? Điều này là một trong những dấu hiệu cảnh báo bạn đang mắc phải bệnh xuất tinh ngược dòng. Vậy căn bệnh này có gì đặc biệt?

Bạn biết gì về bệnh xuất tinh ngược dòng?

Bệnh xuất tinh ngược dòng là hiện tượng nam giới vẫn có thể sinh hoạt tình dục một cách bình thường, vẫn đạt được những khoái cảm trong chuyện yêu. Tuy nhiên không hề thấy tinh dịch xuất ra bên ngoài. Đặc biệt, khi gặp căn bệnh này thì sau khi quan hệ tình dục, nam giới đi tiểu sẽ thấy có lẫn các lợn cợn với màu trắng đục kèm theo nước tiểu.

Bệnh xuất tinh ngược dòng

Bệnh xuất tinh ngược dòng là gì?

Hiện tượng này xuất hiện là do, đường xuất tinh sẽ được kết hợp cùng với đường niệu đạo để từ đó tạo ra một kết cấu theo hình chữ Y. Lúc này thì phần tinh trùng từ niệu đạo và ống dẫn tinh sẽ được thông qua với lại bàng quang.

Niệu đạo và cơ vòng ở cổ bàng quang sẽ được cấu tạo với nhau và tạo ra một cánh cửa. Khi mà cửa niệu đạo mở ra thì cửa bàng quang đóng lại để nam giới có thể lên đỉnh và có được cảm giác khoái cảm nhanh chóng. Tuy nhiên, trong trường hợp mà cơ vòng cổ tại bàng quang mà mất dần đi chức năng co thắt, đồng thời niệu đạo sẽ đóng lại thì tinh dịch không thể ra ngoài được, Khi đó chúng sẽ đi ngược lại và vào bên trong bàng quang dẫn tới bệnh xuất tinh ngược dòng.

Nam diễn viên Lê Bá Anh đã thành công trên hành trình “ngược dòng” tìm lại bản lĩnh phái mạnh nhờ tìm được đúng thầy, đúng thuốc.

Truy tìm thủ phạm của bệnh xuất tinh ngược dòng

Có khá nhiều thủ phạm khác nhau dẫn tới bệnh xuất tinh sớm. Nhưng phổ biến hơn cả đó là do những sợi thần tinh giao cảm tại vùng cơ thắt tuyến tiền liệt, vùng cổ bàng quang bị tổn thương. Nó sẽ khiến cho những cơ tại khu vực này mất dần đi khả năng trong việc co thắt.

Bệnh xuất tinh ngược dòng

Những nguyên nhân chính gây xuất tinh ngược dòng

Đối với những người bị bệnh tiểu đường, những nhánh thần kinh giao cảm tại cổ bàng quang tổn thương sẽ dẫn tới hiện tượng giảm xuất tinh, không xuất tinh hoặc chứng xuất tinh ngược dòng. Bên cạnh đó, một số trường hợp sau khi cắt bỏ đại tràng, u xơ tiền liệt tuyến cũng có thể gặp phải biến chứng này.

Sử dụng thuốc kéo dài cũng gây ra tác dụng phụ làm cho dây thần kinh kiểm soát những cơ bắp bị ảnh hưởng lên dẫn tới xuất tinh, Một số loại thuốc có thể gây ra tình trạng này gồm có thuốc tăng huyết áp, thuốc tâm thần, thuốc phì đại tuyến tiền liệt.

Chứng xuất tinh ngược nguy hiểm như thế nào?

Theo như các bác sĩ chuyên khoa đã nhận định, tuy rằng xuất tinh ngược không phải là một chứng bệnh nguy hiểm. Nhưng nếu chủ quan không chữa trị đúng cách, kịp thời có thể gây ra một số những vấn đề sau đây:

  • Khó lên đỉnh

Với cơ chế thông thường, việc xuất tinh chính là sự giải tỏa về mặt sinh lý của phái mạnh. Nhưng nếu bị chứng xuất tinh ngược ghé thăm, nó sẽ làm cho việc lên đỉnh của nam giới khó hơn so với bình thường. Về lâu về dài nó còn ảnh hưởng nghiêm trọng tới cuộc sống tình dục, dẫn tới hiện tượng rối loạn cương dương.

  • Khó có thai

Bệnh xuất tinh ngược dòng

Xuất tinh ngược dòng dễ dẫn tới vô sinh

Nếu nam giới bị xuất tinh ngược, nó sẽ đồng nghĩa với việc tinh trùng không được thoát ra bên ngoài, đồng thời không tiếp cận được vào cơ thể của đối tác. Ngoài ra, một số trường hợp khác lại xuất tinh ra ngoài nhưng lượng khá ít hoặc tinh trùng bị suy yếu. Chính điều đó đã gây ra hiện tượng vô sinh, hiếm muộn.

  • Gây tiểu buốt, tiểu khó

Khi tinh dịch đi ngược vào bên trong bàng quang. Nó sẽ khiến cho người bệnh gặp phải triệu chứng đi tiểu buốt, tiểu khó, nước tiểu sẽ có màu đục do chứa tinh dịch bên trong.

Trên đây là những chia sẻ chi tiết liên quan tới chứng xuất tinh ngược một cách cụ thể nhất. Mong rằng với bài viết này, bạn đã có được những thông tin cụ thể để từ đó có hướng giải quyết và phòng ngừa hiệu quả.

>> Xem thêm: Thế nào là xuất tinh ngược dòng? Nguyên nhân và cách điều trị

Minh Hương ( Tổng hợp)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo