Chít hẹp bao quy đầu ở trẻ em cách khắc phục như thế nào cho hiệu quả
Chít hẹp bao quy đầu trẻ em là hiện tượng rất thường gặp. Tuy nhiên nhiều bậc phụ huynh không biết căn bệnh này là gì và có nguy hiểm như thế nào? Để giúp tất cả mọi người có những kiến thức cơ bản về hiện tượng này, mời các bạn tham khảo bài viết dưới đây.
Chít hẹp bao quy đầu ở trẻ em là gì?
Bao quy đầu là một lớp bao da mỏng bao bọc phía ngoài của quy đầu dương vật. Phần bao da ở bao quy đầu đàn hồi có cấu tạo mặt trong là lớp niêm mạc màu hồng, mặt ngoài là phần da, do đó nó có thể lộn lên lộn xuống được dễ dàng.
Ở trẻ em, bao quy đầu dài và trùm kín quy đầu và khi đến tuổi dậy thì bao quy đầu sẽ lộn ra ngoài. Đây là hiện tượng sinh lý bình thường, tuy nhiên nhiều bé trai bị hẹp bao quy đầu bẩm sinh.
Chít hẹp bao quy đầu trẻ em là gì?
Hiện tượng chít hẹp bao quy đầu trẻ em là tình trạng lớp da bao quanh đầu dương vật không thể lộn lên lộn xuống theo dọc dương vật được. Điều đó khiến đầu dương vật không thể lộ ra ngay cả khi dương vật cương cứng.
Với trẻ em đây là hiện tượng không mấy nghiêm trọng, nhưng trong nhiều trường hợp khi trẻ đến tuổi trưởng thành có thể gây ra nhiều biến chứng không tốt. Vì thế, các bậc phụ huynh vẫn nên chú ý và phải quan sát, theo dõi nhằm phát hiện những dấu hiệu bất thường để có thể khắc phục triệt để tình trạng này.
Chít hẹp bao quy đầu trẻ em nguy hiểm như thế nào?
Thực chất tình trạng chít hẹp bao quy đầu trẻ em không mấy nguy hiểm đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Bởi hầu hết hiện tượng này sẽ tự mất đi khi trẻ lớn lên nên cha mẹ cũng không cần quá lo lắng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, tình trạng chít hẹp bao quy đầu ở trẻ sẽ gây ra những ảnh hưởng xấu như:
– Khiến trẻ bị đi tiểu đau, tiểu rát, dòng tiểu yếu, thậm chí phải rặn khi đi tiểu.
– Chít hẹp bao quy đầu nếu để lâu sẽ khiến phần bao quy đầu, đầu dương vật bị sưng đỏ, phù nề, việc vệ sinh trở nên khó khắn khiến các chất cặn bẩn tích tụ lại gây nên hiện tượng viêm nhiễm ở bao quy đầu.
– Với những trẻ còn nhỏ khi bị chít hẹp bao quy đầu gây thương tổn sẽ khiến trẻ khóc nhiều, đau khi chạm vào dương vật, hay ốm, sốt, mệt mỏi,…
– Hẹp bao quy đầu sẽ khiến kích thước dương vật nhỏ hơn bình thường và gây ra những rắc rối trong quá trình cương cứng.
Khi trẻ bị chít hẹp bao quy đầu cơ thể luôn mệt mỏi, ốm sốt,…
Hiện tượng chít hẹp bao quy đầu trẻ em không phải là trường hợp hiếm nhưng trẻ còn quá nhỏ để có thể tự mình phát hiện những dấu hiệu bất thường của cơ thể. Chính vì thế, cha mẹ nên là những bác sĩ gia đình, quan tâm, chia sẻ những kiến thức về sức khỏe giới tính cùng con. Đồng thời,khi phát hiện những dấu hiệu bất thường nên nhanh chóng cho trẻ đi thăm khám và điều trị sớm để hạn chế các ảnh hưởng của bệnh gây nên.
Làm gì để khắc phục tình trạng chít hẹp bao quy đầu ở trẻ?
Thực chất chít hẹp bao quy đầu trẻ em là hiện tượng sinh lý bình thường, không cần can thiệp bằng các biện pháp y khoa, bởi nó sẽ tự mất đi khi trẻ lên 3 hoặc 4 tuổi. Tuy nhiên, phụ huynh cũng cần lưu ý một số điều sau:
– Giúp bé vệ sinh dương vật sạch sẽ để hạn chế viêm nhiễm.
– Hằng ngày, phụ huynh có thể thực hiện biện pháp nong bao quy đầu cho trẻ bằng cách kéo nhẹ nhàng phần bao quy đầu về phía bụng dọc theo dương vật sau đó để về trạng thái ban đầu. Tuy nhiên, nếu trẻ có dấu hiệu đau hay khóc khi cha mẹ thực hiện động tác trên thì không nên tiến hành nữa mà cần cho trẻ đi thăm khám ngay để các bác sĩ xác định chính xác tình trạng bệnh sau đó đưa phác đồ điều trị hợp lý.
Trong trường hợp trẻ lên 4, 5 tuổi mà tình trạng chít hẹp bao quy đầu trẻ em không mất đi, hay trẻ bị viêm nhiễm nặng, phụ huynh nên sớm cho trẻ đi thực hiện cắt bao quy đầu. Thời điểm tốt nhất để tiến hành cắt bao quy đầu là khi trẻ từ 8 tuổi đến trước độ tuổi trưởng thành.
Sau độ tuổi trưởng thành nếu đi cắt bao quy đầu sẽ gây ra nhiều biến chứng như dương vật không phát triển bình thường. Ngoài ra, việc này còn dễ mắc các bệnh viêm nhiễm nam khoa ảnh hưởng đến chức năng sinh sản ở nam giới,…
Khi phát hiện trẻ bị chít hẹp bao quy đầu cần đưa ngay tới cơ sở y tế để đưa thăm khám điều trị
Đặc biệt các phụ huynh cần lưu ý là nên đưa trẻ đi thăm khám và điều trị càng sớm, càng tốt. Nên chọn các cơ sở y tế uy tín sẽ giúp thăm khám và điều trị bệnh hiệu quả nhất.
Hi vọng với những chia sẻ trên, các bậc phụ huynh đã có những thông tin cơ bản về hiện tượng chít hẹp bao quy đầu trẻ em và biết cách làm gì để khắc phục được tình trạng này. Chúng tôi khuyến cáo, các phụ huynh không nên trì hoãn việc cắt bao quy đầu khi có chỉ định của bác sĩ, bởi đây là giải pháp khắc phục tình trạng chít hẹp bao quy đầu trẻ em an toàn, hiệu quả nhất hiện nay.
>> Mời bạn xem thêm: Có nên cắt bao quy đầu cho trẻ không và những vấn đề cần lưu ý
Bạch Dương (Tổng hợp)
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!