Đầu chim của bé bị đỏ là dấu hiệu của bệnh gì và các cách phòng tránh

Đầu chim của bé bị đỏ là dấu hiệu khiến nhiều cha mẹ không khỏi lo lắng. Vì trẻ còn nhỏ nên hệ miễn dịch ở cơ quan sinh dục còn chưa tốt, do đó mà dễ mắc phải các căn bệnh nguy hiểm. Vậy đầu chim bị đỏ ở trẻ là dấu hiệu của bệnh gì và cách phòng tránh bệnh như thế nào cho tốt? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi để hiểu rõ hơn về vấn đề này.

Nên đọc:

> Hẹp bao quy đầu ở trẻ là gì và cách điều trị như thế nào?

> Cắt bao quy đầu cho trẻ và những điều cần lưu ý

Đầu chim của bé bị đỏ là dấu hiệu của bệnh gì?

Đầu chim bị đỏ là hiện tượng không quá hiếm gặp ở trẻ nhỏ, đặc biệt là ở trẻ sơ sinh. Dấu hiệu này nếu mất đi sau vài ngày thì nó là những hiện tượng sinh lý bình thường. Nhưng trong trường hợp đầu chim của bé bị đỏ quá lâu thì đó là tín hiệu của bệnh gì?

Cụ thể dưới đây sẽ là một số bệnh lý có thể gây ra tình trạng đầu chim hay còn gọi là dương vật của bé bị đỏ:

  • Hẹp bao quy đầu

Hẹp bao quy đầu là tình trạng phần da trên cùng của dương vật trùm kín lỗ niệu đạo, chỉ để lộ ra một khe hở rất hẹp và không thể lột xuống.

đầu chim của bé bị đỏ là dấu hiệu của bệnh gì?

Đầu chim của bé bị đỏ là dấu hiệu của bệnh gì?

Thông thường, sau 3 tháng mới sinh, bao quy đầu của trẻ có thể tự lột xuống. Tuy nhiên, khi bị hẹp bao quy đầu, phần bao da này sẽ bị dính chặt lấy quy đầu và gây ra tình trạng đỏ đầu chim.

  • Dài bao quy đầu

Dài bao quy đầu là khi phần da ở đỉnh dương vật dài bằng với lỗ niệu đạo. Trường hợp này, bao quy đầu vẫn có thể lột xuống với điều kiện tác động bằng tay. Nhiều cha mẹ thường tự lộn bao quy đầu cho bé tuy nhiên do lột quá mạnh mà có thể khiến đầu chim của bé bị đỏ.

  • Nghẹt bao quy đầu

Đây là tình trạng phần da bao quy đầu không quá hẹp, và vẫn có thể lột xuống. Tuy nhiên, khi lột xuống, nó sẽ thắt chặt lấy dương vật. Điều này có thể khiến “cậu nhỏ” bị tụ máu, gây ra các vết bầm và khiến đầu chim của bé bị đỏ. Với trường hợp này, cha mẹ hãy hạn chế lột bao quy đầu của trẻ vì bao da quá chặt có thể khiến trẻ khó khăn trong việc tiểu tiện.

  • Viêm nhiễm bao quy đầu

Khi bao quy đầu không thể lột xuống, việc vệ sinh bộ phận sinh dục cho bé trai cũng sẽ gặp nhiều khó khăn. Đặc biệt, sau mỗi lần tiểu tiện, vi khuẩn sẽ bám lấy phần da quy đầu, từ đó gây ra các bệnh viêm nhiễm làm đầu chim của bé bị đỏ tấy và đau nhức.

đầu chim của bé bị đỏ do đâu?

Viêm bao quy đầu có thể khiến trẻ thường xuyên quấy khóc

  • Đầu chim của bé bị đỏ do viêm lỗ niệu đạo

Do nhiều cha mẹ có cách vệ sinh chim cho bé trai không đúng mà gây ra căn bệnh viêm lỗ niệu đạo. Căn bệnh này khiến cho bé bị đau và bỏng rát mỗi khi đi tiểu, đau, ngứa và sưng dương vật. Nhiều bé vì ngứa mà thường đưa tay gãi nhiều khiến cho đầu chim của bé bị đỏ.

Có thể nói rằng, tình trạng đầu chim bị đỏ của bé có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nguy hiểm. Do đó nếu bé có những triệu chứng bệnh lý bất thường và lâu không khỏi, cha mẹ cần đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để có thể khám và điều trị bệnh kịp thời.

Cách phòng tránh hiệu quả các bệnh lý ở bộ phận sinh dục của trẻ

Khi đầu chim của bé bị đỏ, cha mẹ cần chú ý đến những dấu hiệu khác đi kèm, đồng thời phải có cách vệ sinh cho bé trai thật đúng cách. Để phòng tránh hiệu quả các bệnh lý ở bộ phận sinh dục của bé trai, cha mẹ nên lưu ý một số điều sau:

– Đối với những trẻ còn quá nhỏ và vẫn phải đóng bỉm, cha mẹ cần thay bỉm cho bé thường xuyên hơn. Mỗi khi thay, cha mẹ nên dùng khăn mềm và nước ấm để lau xung quanh bộ phận sinh dục cho bé.

– Nếu đầu chim của bé bị đỏ, cha mẹ nên chọn những loại bỉm có chất liệu mềm mại, thấm hút tốt, khi đóng bỉm không cuốn bỉm quá chặt vì nó khiến trẻ bị hăm và sưng đỏ.

đầu chim của bé bị đỏ và cách phòng tránh

Cha mẹ nên làm gì để giúp “cậu nhỏ” của trẻ luôn luôn khỏe mạnh?

– Khi đầu chim của bé bị đỏ, sau mỗi lần bé đi tiểu tiện hoặc đại tiện, cha mẹ cần rửa sạch “cậu nhỏ” để loại bỏ hết được những vi khuẩn còn sót lại. Điều này sẽ giúp bạn hạn chế tình trạng viêm nhiễm ở dương vật.

– Nếu tiến hành lột bao quy đầu cho trẻ, cha mẹ nên nhớ rửa sạch tay và “cậu bé” của trẻ để vi khuẩn không thể tấn công vào dương vật.

– Mặc cho trẻ những bộ quần áo rộng rãi, thoáng mát, không để trẻ mặc quần áo bị ẩm ướt vì môi trường nóng ẩm sẽ khiến vi khuẩn lan rộng ra các vùng khác của trẻ.

– Không bôi phấn rôm quá nhiều vì nó có thể gây bít lỗ chân lông và khiến trẻ bị ngứa ngáy khó chịu.

– Không bôi thuốc hoặc cho trẻ uống thuốc mà chưa có sự đồng ý của bác sĩ.

– Cắt móng tay cho trẻ vì khi đầu chim của bé bị đỏ, bé sẽ cảm thấy ngứa rát hoặc đau và thường xuyên có thói quen sờ gãi vào dương vật. Nếu móng tay dài, việc trẻ sờ gãi sẽ gây ra các tổn thương và viêm nhiễm.

– Không sử dụng các dung dịch vệ sinh vì những hóa chất trong các loại dung dịch này có thể gây kích ứng làn da của trẻ.

Trên đây là một số thông tin xoay quanh vấn đề đầu chim của bé bị đỏ và những cách phòng tránh bệnh hiệu quả. Cha mẹ nên theo dõi thường xuyên tình trạng trẻ, nếu có dấu hiệu gì bất thường, hãy đưa trẻ đến ngay các cơ sở uy tín để được khám và điều trị một cách kịp thời.

Xem thêm:

Trẻ cắt bao quy đầu bị sùi mào gà – nguyên nhân và cách khắc phục

Huyền Trang (T/h)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo