Cha mẹ thắc mắc có nên cắt bao quy đầu cho trẻ sơ sinh không?
Cắt bao quy đầu là một việc làm hết sức cần thiết khi nam giới có dấu hiệu dài, hẹp hay nghẹt bao quy đầu. Tuy nhiên, có nên cắt bao quy đầu cho trẻ sơ sinh không là câu hỏi nhiều bậc cha mẹ quan tâm.
Cắt bao quy đầu là một thủ tục lấy phần da thừa phủ trên quy đầu khiến cho sinh hoạt nam giới bị ảnh hưởng. Với người trưởng thành thì đó là việc làm cần thiết nhưng có nên cắt bao quy đầu cho trẻ sơ sinh không lại là dấu chấm hỏi.
Cắt bao quy đầu là gì?
Cắt bao quy đầu là hoạt động cắt bỏ phần da thừa phủ kín quy đầu dương vật, thường được tiến hành bởi bác sĩ chuyên khoa. Cắt bao quy đầu thường áp dụng cho những trường hợp nam giới bị các chứng bệnh dài, hẹp bao quy đầu.
Có nên cắt bao quy đầu cho trẻ sơ sinh không là câu hỏi nhiều người quan tâm
Cắt bao quy đầu giúp nam giới loại bỏ được những nguy cơ mắc các bệnh về bao quy đầu như viêm nhiễm, nấm ngứa,… Tuy nhiên, độ tuổi nào thì phù hợp để làm việc này và có nên cắt bao quy đầu cho trẻ sơ sinh không, chúng ta cùng xem nhé.
Mặt lợi và mặt hại của việc cắt bao quy đầu cho trẻ sơ sinh
Có nên cắt bao quy đầu cho trẻ sơ sinh không là câu hỏi nhiều bậc làm cha mẹ quan tâm. Muốn biết được đáp án, trước tiên cần phải biết được những mặt lợi và mặt hại của việc này.
Lợi ích từ việc cắt bao quy đầu cho trẻ sơ sinh
Cắt bao quy đầu ở trẻ sơ sinh sẽ có những mặt lợi sau:
– Nguy cơ bị lây nhiễm các bệnh như HIV, vius gây ra bệnh AIDS sẽ thấp hơn.
– Các bệnh nhiễm trùng qua đường tình dục cũng sẽ được giảm đi đáng kể như: vius herpes (HSV), virus u nhú ở người (HPV), bệnh giang mai.
– Làm giảm nguy cơ mắc các bệnh về đường tiết niệu (UTIs). Theo thống kê, trong số những trẻ mắc bệnh về bao quy đầu thì số trường hợp cắt bao quy đầu sẽ có nguy cơ mắc bệnh về đường tiết niệu với tỷ lệ là 1:1000, còn trường hợp không cắt bao quy đầu sẽ có nguy cơ mắc bệnh này với tỷ lệ là 1:100.
– Nguy cơ bị ung thư dương vật cũng có thể được hạn chế với những trẻ sơ sinh cắt bao quy đầu.
– Cắt bao quy đầu ở trẻ sơ sinh còn giúp phòng chống bệnh bệnh nhiễm trùng bao quy đầu.
– Phòng chống nguy cơ co rút, nghẹt bao quy đầu.
– Cắt bao quy đầu ở trẻ sơ sinh sẽ khiến vệ sinh bộ phận sinh dục dễ dàng hơn.
Cắt bao quy đầu cho trẻ sơ sinh có những mặt lợi nhưng cũng có những mặt hại
Cắt bao quy đầu cho trẻ sơ sinh mang lại nhiều lợi ích nhưng theo các bác sĩ, cần phải xem xét, cân nhắc thật kỹ trước khi quyết định. Vì đôi khi, trẻ lớn hơn bao quy đầu sẽ tự lột và tình trạng hẹp bao quy đầu sẽ không còn nữa.
Mặt hại từ việc cắt bao quy đầu cho trẻ sơ sinh
Muốn biết có nên cắt bao quy đầu cho trẻ sơ sinh không, ngoài việc nhìn vào mặt lợi của việc này còn phải nhìn vào mặt hại của nó. Bất kể việc làm gì cũng sẽ có hai mặt vì thế cần xác định rõ cái nào tốt hơn. Dưới đây là mặt hại từ việc cắt bao quy đầu cho trẻ sơ sinh:
– Thường gây ra một số biến chứng như chảy máu, nhiễm trùng, cắt không hết, cắt không đúng cách.
– Nhiều người sợ rằng bao quy đầu là cần thiết để bảo vệ dương vật vì thế không cần thiết phải cắt.
Có nên cắt bao quy đầu cho trẻ sơ sinh không?
Cắt bao quy đầu chỉ áp dụng đối với những người bị dài, hẹp hay nghẹt bao quy đầu và trẻ sơ sinh chỉ cần cắt khi xác định được đúng bệnh. Theo các bác sĩ, với những trẻ sơ sinh thì có đến 99% là mắc tình trạng hẹp bao quy đầu nhưng cha mẹ đừng quá lo lắng.
Theo các bác sĩ, chỉ nên cắt bao quy đầu khi trẻ ngoài 8 tuổi
Quá trình phát triển sẽ khiến tình trạng này thay đổi, khi lớn lên da bao quy đầu sẽ tự lột. Chỉ khi nào nó không thể tự lột thì mới nghĩ đến việc cắt. Cần phải hết sức cẩn thận khi suy nghĩ vấn đề có nên cắt bao quy đầu cho trẻ sơ sinh không.
Cần phải đưa con đi khám bác sĩ để biết chính xác là trẻ bị hẹp bao quy đầu thật hay không. Các bác sĩ khuyên rằng, tốt nhất nên theo dõi tình trạng của con, nếu là hẹp bao quy đầu thì cũng chỉ nên cắt cho con khi bé ngoài 8 tuổi.
Các bạn thân mến! Muốn biết có nên cắt bao quy đầu cho trẻ sơ sinh không hãy trực tiếp đến bệnh viện để hỏi bác sĩ. Tuy nhiên, tốt nhất hãy để trẻ ngoài 8 tuổi hãy tiến hành cắt bao quy đầu vì đó là độ tuổi thuận lợi nhất làm việc này.
Xem Thêm: Có nên nong bao quy đầu cho trẻ không? – Bác sĩ Trần Thu Thủy tư vấn
Thu Hiền (tổng hợp)
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!