Có nên nong bao quy đầu cho trẻ – hãy nghe bác sĩ Trần Thu Thủy lý giải

Hẹp bao quy đầu là bệnh lý 99% trẻ nhỏ mắc phải và cha mẹ không biết làm gì để khắc phục. Nhiều người nghĩ đến biện pháp nong bao quy đầu. Vậy có nên nong bao quy đầu cho trẻ không?

Nong bao quy đầu là biện pháp giúp quy đầu của trẻ lột xuống và trở lại bình thường. Tuy nhiên, nếu không biết cách sẽ khiến trẻ đau đớn. Vậy có nên nong bao quy đầu cho trẻ không? Hãy nghe lời lý giải của bác sĩ Trần Thu Thủy (bệnh viện Nhi Trung ương) dưới đây.

Thế nào là hẹp bao quy đầu?

Bao quy đầu là phần da che phủ kín quy đầu dương vật, tình trạng quy đầu bị bó chặt không lộ ra ngoài được do bao quy đầu không lộn hết gọi là hẹp bao quy đầu. Theo thống kê, có đến 99% trẻ mới sinh ra bị tình trạng này nhưng tỷ lệ sẽ giảm dần theo thời gian.

Hẹp bao quy đầu chia làm hai loại là hẹp bệnh lý và hẹp sinh lý

Hẹp bao quy đầu chia làm hai loại là hẹp bệnh lý và hẹp sinh lý

Hẹp bao quy đầu chia làm hai dạng là hẹp sinh lý và hẹp bệnh lý. Trường hợp hẹp sinh lý thì sẽ tự hết theo thời gian, còn hẹp bệnh lý thì cần phải điều trị mới hết. Hơn nữa, hẹp bệnh lý sẽ khiến trẻ hình thành do sẹo xơ, viêm nhiễm bao quy đầu gây ra nhiều ảnh hưởng sau này.

Theo bác sĩ Thủy, để điều trị chứng hẹp bao quy đầu ở trẻ, có những biện pháp như: tự kéo bằng tay, tự kéo kết hợp dùng thuốc, tiểu phẫu nong bao quy đầu, phẫu thuật cắt bao quy đầu. Mỗi cách sẽ có những mặt lợi và mặt hại nhất định.

Trong bốn biện pháp nong bao quy đầu trên thì hai biện pháp đầu ít gây đau đớn cho trẻ hơn, còn hai biện pháp sau do có sự can thiệp của ngoại khoa, gây xâm lấn nên khiến trẻ thấy đau. Vì thế, câu hỏi có nên nong bao quy đầu cho trẻ không là điều mà nhiều người quan tâm.

Có nên nong bao quy đầu cho trẻ không?

Bác sĩ Thủy cho biết, do sử dụng biện pháp ngoại khoa nong bao quy đầu cho trẻ sẽ khiến trẻ đau đớn vì thế chỉ nên nong bao quy đầu bằng biện pháp dùng tay kéo hoặc kết hợp dùng thuốc. Phần lớn các trường hợp nong bao quy đầu với biện pháp tự căng da sẽ có kết quả trong khoảng 1- 2 tháng.

Có nên nong bao quy đầu cho trẻ không khi trẻ bị hẹp bao quy đầu

Có nên nong bao quy đầu cho trẻ không khi trẻ bị hẹp bao quy đầu

Cha mẹ nên thực hiện nong bao quy đầu cho con mỗi ngày từ 2- 3 lần và nên kết hợp với dầu bôi để làm chất bôi trơn. Hãy nhẹ nhàng kéo phần da quy đầu về phía trước vài lần rồi kéo ngược lại một cách nhẹ nhàng. Giữ nguyên động tác đó trong vài phút rồi lại tiếp tục. Nếu thực hiện cho bé trong nước ấm bé sẽ thấy dễ chịu hơn.

Theo bác sĩ Thủy, phương pháp nong bao quy đầu cho trẻ này không gây tổn thương hay đau đớn khi cha mẹ thực hiện nhẹ nhàng. Lớp da này sẽ mất dần đi và không gây sang chấn gì cho trẻ vì thế cha mẹ có thể thực hiện nếu trẻ bị hẹp bao quy đầu.

Cha mẹ cũng cần phải kiên trì, không vội vàng mà làm nhanh, không những khiến trẻ bị đau mà đôi khi còn gây sẹo. Nếu thực hiện phương pháp này không thành công thì mới nghĩ đến việc thực hiện ngoại khoa để nong bao quy đầu cho trẻ.

Nong bao quy đầu cho trẻ cần chú ý những gì?

Câu hỏi có nên nong bao quy đầu cho trẻ không đã được bác sĩ Thủy trả lời. Tùy vào bệnh lý trẻ mắc phải mà tiến hành, hơn nữa cần phải thực hiện biện pháp an toàn. Thực hiện biện pháp dùng tay kéo là biện pháp an toàn nhất nhưng cũng cần phải chú ý một vài điểm sau:

Chỉ nên nong bao quy đầu khi trẻ bị hẹp bệnh lý và cần tiến hành biện pháp an toàn

Chỉ nên nong bao quy đầu khi trẻ bị hẹp bệnh lý và cần tiến hành biện pháp an toàn

– Không nên nong bao quy đầu cho trẻ dưới 4 tuổi vì dễ bị dính và sẹo và đó là nguyên nhân gây hẹp bao quy đầu thứ phát.

– Với những trẻ bị mắc các chứng bệnh như: khó tiểu, viêm nhiễm quy đầu, quy đầu mẩn đỏ,… thì nên thực hiện hai biện pháp trên trước khi tiến hành ngoại khoa.

– Trường hợp tự dùng tay nong bao quy đầu không đạt kết quả thì nên chuyển sang biện pháp phẫu thuật.

Trên đây là những lý giải của bác sĩ Trần Thu Thủy về thắc mắc có nên nong bao quy đầu cho trẻ không. Trước khi tiến hành nong bao quy đầu cho trẻ, cha mẹ cần tìm hiểu kỹ xem hiện tượng hẹp bao quy đầu của trẻ do sinh lý hay bệnh lý. Nếu thực hiện nong bao quy đầu, cần tìm biện pháp an toàn để không gây biến chứng gì.

>> Bạn nên biết: Có nên cắt bao quy đầu cho trẻ không và những tư vấn cần lưu ý

Thu Hiền (tổng hợp)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo