Khám tinh hoàn và cách tự kiểm tra tinh hoàn cho nam giới
Khám tinh hoàn là một trong những phần rất quan trọng trong quá trình khám sức khỏe tổng quát của nam giới khi đến tuổi dậy thì. Vậy, vì sao phải khám tinh hoàn và kiểm tra tinh hoàn như thế nào? Tất cả sẽ có câu trả lời trong nội dung bài viết này của chúng tôi.
Bài nên đọc:
> Viêm tinh hoàn là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu, cách điều trị
> Phác đồ điều trị viêm tinh hoàn ở nam giới hiệu quả nhất
Vì sao nam giới cần phải tiến hành khám tinh hoàn?
Khám tinh hoàn là một trong những bước khám quan trọng trong quá trình khám toàn diện tại vùng háng, bộ phận sinh dục cụ thể là dương vật, tinh hoàn và bìu dái. Vậy, vì sao nam giới nên tiến hành khám tinh hoàn?
Khám tinh hoàn là một việc làm cần thiết mà nam giới nên thực hiện
-
Khám tinh hoàn để phát hiện những dấu hiệu bất thường
Bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra tinh hoàn của bạn xem tại đây có sự hiện diện của các khối u, tình trạng sưng, teo tinh hoàn hoặc có những dấu hiệu bất thường khác hay không. Theo đó sẽ có hướng can thiệp và khắc phục tình trạng mà bạn đang gặp phải nhanh chóng.
-
Phát hiện sớm dấu hiệu ung thư tinh hoàn sớm
Ngoài ra, thực hiện khám tinh hoàn còn có thể giúp cho bạn phát hiện sớm những nguyên nhân gây ra các hiện tượng như sưng, đau tinh hoàn, dấu hiệu ung thư tinh hoàn.
Không chỉ có nam giới trong độ tuổi dậy thì mới nên khám tinh hoàn, các bậc phụ huynh cũng nên đưa bé trai nhà mình đi kiểm tra tinh hoàn. Đây là cách để cha mẹ biết được bé nhà mình có bị các dị tật ở bộ phận sinh dục hay tinh hoàn có ở đúng vị trí chưa…
Nên đi khám tinh hoàn khi nào và tiến hành như thế nào?
Theo các bác sĩ chuyên khoa, nam giới nên đến phòng khám, bệnh viện để khám tinh hoàn ít nhất 1 lần/năm.
Khi thăm khám bác sĩ sẽ nắm lấy từng bên tinh hoàn của bạn, lăn nhẹ nhàng để xem có khối u hiện diện ở tinh hoàn hay không. Trong quá trình này bác sĩ cũng sẽ cảm nhận xem liệu tinh hoàn của bạn có dấu hiệu bị cứng hoặc sưng không.
Ngoài ra, bác sĩ cũng sẽ hướng dẫn và chỉ cho bạn các kiểm tra tinh hoàn ngay tại nhà để sớm phát hiện những bất thường hoặc dấu hiệu ung thư tinh hoàn để điều trị sớm nhất có thể.
Khám tinh hoàn để phát hiện sớm dấu hiệu ung thư tinh hoàn
Cách tự khám, kiểm tra tinh hoàn cho nam giới
Theo các chuyên gia, tự kiểm tra, tự khám tinh hoàn của bạn mỗi tháng là một việc quan trọng để bạn có thể cảm nhận và làm quen với hình dạng kích thước bình thường của bộ phận này. Thông qua đó bạn sẽ dễ dàng phát hiện được những dấu hiệu bất thường khi tinh hoàn gặp vấn đề. Vậy, tự kiểm tra tinh hoàn nam giới thực hiện như thế nào?
Thời điểm tự khám tinh hoàn tốt nhất cho nam giới đó chính là sau khi tắm, hãy nhớ là tắm nước ấm nhé. Bởi lúc này lớp da bao bọc tinh hoàn (bìu) đang trong trạng thái giãn nở nhất, điều này sẽ làm cho việc kiểm tra của bạn dễ dàng hơn.
Cách tự khám tinh hoàn được tiến hành như sau:
+ Bạn kiểm tra từng tinh hoàn, dùng hai tay lăn nhẹ nhàng từng tinh hoàn đồng thời thực hiện thao tác ấn nhẹ bằng các ngón tay. Bạn đặt ngón tay cái ở phía trên tinh hoàn, tay trỏ và ngón tay giữa đặt ở phía dưới, sau đó bạn sẽ cuộn tinh hoàn giữa các ngón tay.
+ Sau khi cuộn tinh hoàn giữa các ngón tay bạn sẽ cảm nhận mào tinh hoàn (là ống chứa tinh dịch). Mào tinh hoàn bình thường là khi sờ vào bạn thấy mềm, giống một chuỗi, lúc ấn vào thấy hơi đau, nằm cố định ở trên tinh hoàn và phần này hơi u lên.
+ Nếu tinh hoàn bên phải lớn hơn so với bên còn lại đây cũng là dấu hiệu tinh hoàn bình thường.
Nam giới có thể tự kiểm tra tinh hoàn tại nhà
Trong khi tự khám tinh hoàn, cánh mày râu cần chú ý và cảm nhận xem có sự hiện diện của các cục u ở phía trước hoặc 2 bên tinh hoàn hay không. Kích thước cục u rất nhỏ, có thể chỉ bằng hạt đậu nên bạn hãy kiểm tra kỹ nhé.
Nếu khám tinh hoàn mà bạn thấy có sự xuất hiện của các cục u, tinh hoàn sưng, kích thước, màu sắc thay đổi hoặc bị đau ở vùng háng thì bạn nên đến cơ sở y tế để được thăm khám.
Như vậy, thăm khám tinh hoàn là một việc làm nam giới nên lưu ý bởi nó giúp bạn phát hiện được những bất thường tại đây. Hãy khám tinh hoàn định kỳ để bảo vệ sức khỏe cho tinh hoàn cũng như bảo vệ tốt nhất khả năng sinh sản của bạn.
Xem Thêm:
Khám tinh hoàn ở bệnh viện nào và những thông tin bổ ích cho bạn
Bùi Nam (T/h)
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!