Cảnh báo 6 tác nhân gây ra tình trạng nước tiểu nhiều bạch cầu
Có thể bạn chưa biết, bạch cầu là một tế bào có trong máu và được vận chuyển khắp nơi nhằm đảm nhiệm những chức năng quan trọng, nhưng bình thường trong nước tiểu sẽ không có hoặc chứa ít bạch cầu. Nếu nước tiểu nhiều bạch cầu có thể là sự cảnh báo sức khoẻ của bạn đang gặp vấn đề, trong đó có thể là những bệnh lý nghiêm trọng mà chúng ta cần đề phòng. Vậy những nguyên nhân nào có thể gây ra tình trạng bạch cầu xuất hiện trong nước tiểu?
Vì sao nước tiểu nhiều bạch cầu?
Vì sao nước tiểu nhiều bạch cầu?
Khi phát hiện trong nước tiểu của bạn có chứa một lượng lớn bạch cầu, chắc chắn bạn sẽ thắc mắc vì sao lại xảy ra tình trạng này và liệu có ảnh hưởng đến sức khoẻ của mình hay không? Dưới đây, hãy cùng khám phá cụ thể về chứng tiểu nhiều và nước tiểu nhiều bạch cầu.
Bạch cầu là gì?
Bạch cầu hay còn được gọi là các tế bào máu trắng, là một tế bào quan trọng trong hệ miễn dịch, có chức năng chống lại các tác nhân có hại bên ngoài và các bệnh truyền nhiễm. Tế bào bạch cầu vốn được sản xuất và dự trữ ở nhiều nơi trong cơ thể, tập trung nhất là tuyến ức, tuỷ xương, lá lách…
Nguyên nhân khiến nước tiểu có nhiều bạch cầu là gì?
Khi tế bào bạch cầu được vận chuyển khắp cơ thể, chúng sẽ hỗ trợ ngăn ngừa các loại vi trùng và loại bỏ tình trạng viêm nhiễm… Nhưng trên thực tế bạn có biết, bạch cầu vốn không có hoặc có rất ít trong nước tiểu, nhưng nếu bạn phát hiện nước tiểu nhiều bạch cầu thì chắc chắn đó là cảnh báo vấn đề cơ thể bạn đang không bình thường, có thể đang mắc bệnh hay vấn đề sức khoẻ khác.
Tác nhân gây tình trạng nước tiểu nhiều bạch cầu là gì?
1/ Nguyên nhân do nhiễm trùng bàng quang hoặc bị kích ứng
Nguyên nhân phổ biến gây ra triệu chứng tiểu nhiều và nước tiểu nhiều bạch cầu có thể do bị nhiễm trùng tiểu của hệ thống bài tiết nước tiểu, hệ thống này gồm rất nhiều cơ quan, nhưng khi nhiễm trùng thường gặp ở bàng quang và niệu đạo. Tình trạng nhiễm trùng tiểu do vi khuẩn xâm nhập vào tiết niệu, thông qua niệu đạo và tấn công lên bàng quang, từ đó sẽ xuất hiện bạch cầu trong nước tiểu. Bệnh nếu không được điều trị đúng cách có thể chuyển sang thận và nghiêm trọng hơn.
2/ Sỏi thận gây tình trạng nước tiểu nhiều bạch cầu
Nếu khi xét nghiệm nước tiểu thấy phát hiện lẫn nhiều bạch cầu hơn mức bình thường, thì đó có thể là dấu hiệu bị bệnh sỏi thận, mặc dù có thể chưa phát hiện những viên sỏi nhỏ trong nước tiểu.
3/ Tắc nghẽn đường tiết niệu
Tình trạng tắc nghẽn đường tiết niệu có thể gây ra tình trạng đi tiểu ra máu và đồng thời cũng có thể phát hiện trong nước tiểu có nhiều bạch cầu. Bởi tắc nghẽn đường tiết niệu thường do sỏi, khối u hoặc dị vật…
4/ Nhịn tiểu sẽ gây nhiều tác hại
Một trong những tác hại của việc nhịn tiểu đó chính là gây ra tình trạng nhiễm trùng bàng quang và sẽ làm tăng lượng bạch cầu trong nước tiểu. Ngoài ra, khi nhịn tiểu sẽ gây ra những tác hại cho bàng quang, từ đó sẽ ảnh hưởng đến việc đi tiểu mỗi ngày của bạn.
Hiện tượng nước tiểu nhiều bạch cầu thường gặp ở phụ nữ mang thai
5/ Phụ nữ mang thai sẽ có lượng bạch cầu cao trong nước tiểu
Trường hợp nước tiểu có nhiều bạch cầu với nữ giới cũng có thể không loại trừ việc đang mang thai. Đây là tình trạng thường gặp và không gây nguy hiểm, nhưng nếu có kèm theo những biểu hiện bất thường thì cần hết sức chú ý, nên đi khám càng sớm càng tốt, tránh ảnh hưởng đến thai nhi và sức khoẻ của bản thân.
6/ Những nguyên nhân khác
Ngoài những tác nhân gây tình trạng nước tiểu nhiều bạch cầu như trên, còn một số yếu tố khác có thể khiến cho nồng độ bạch cầu tăng cao trong nước tiểu, cụ thể:
+ Bệnh lý ung thư như: ung thư bàng quang, ung thư thận, ung thư tuyến tiền liệt ở nam giới, cần điều trị tiểu nhiều và các bệnh lý liên quan để bảo vệ sức khỏe.
+ Các bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm…
+ Ảnh hưởng của một số loại thuốc cũng có thể gây nước tiểu nhiều hồng cầu
+ Làm việc hoặc vận động quá sức làm tăng nồng độ bạch cầu trong nước tiểu…
Nếu nước tiểu có chứa nhiều bạch cầu và kèm theo nhiều triệu chứng bất thường khác như về màu sắc nước tiểu, lượng nước tiểu hay số lần đi tiểu… Bạn nên đi khám để sớm có biện pháp chữa trị nước tiểu nhiều bạch cầu hiệu quả.
>> Mời bạn xem thêm: Tiểu nhiều không rõ nguyên nhận phải làm sao đây?
Bảo Anh (Tổng hợp)
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!