Tiểu buốt ở trẻ em – nguyên nhân do đâu và cách điều trị hiệu quả

Tiểu buốt ở trẻ em là tình trạng khiến khá nhiều cha mẹ lo lắng. Tiểu buốt khiến trẻ luôn khó chịu và thường xuyên quấy khóc. Tuy nhiên không phải ai cũng có thể hiểu hết về triệu chứng bệnh lý này dẫn đến việc điều trị bệnh không hiệu quả. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng tiểu buốt ở trẻ em và nên điều trị như thế nào thì tốt? Câu trả lời sẽ có trong bài viết dưới đây.

Bạn nên đọc:

> Tiểu buốt có mùi hôi – dấu hiệu bệnh lý đáng cảnh báo ở nam giới

> Người bị tiểu buốt nên ăn gì để phòng tránh bệnh hiệu quả?

“Con trai tôi năm nay đã được 2 tuổi 4 tháng. Dạo gần đây, mỗi khi đi tiểu thằng bé thường khóc rất to và kêu bị buốt ở đầu cơ quan sinh dục. Ban đầu vợ chồng tôi nghĩ là triệu chứng tiểu buốt sinh lý bình thường của trẻ nên vợ tôi đã dùng khăn ấm và nước muối loãng vệ sinh cho con. Tuy nhiên, mấy hôm nay con tôi vẫn kêu đau khiến vợ chồng tôi rất lo lắng. Vậy chuyên gia cho tôi hỏi nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng tiểu buốt ở trẻ em và nên chữa ra sao? Mong chuyên gia sớm cho tôi câu trả lời” (anh Nguyễn Công M, Hoài Đức, Hà Nội)

Tư vấn từ chuyên gia:

Xin chào anh M! Cảm ơn anh vì đã gửi câu hỏi đến chuyên mục của chúng tôi. Cũng như anh, không ít cha mẹ đã vô cùng lo lắng khi thấy con bị tiểu buốt và gặp các vấn đề về sức khỏe. Ngay sau đây, chúng tôi sẽ đi vào lý giải các vấn đề liên quan đến triệu chứng tiểu buốt ở trẻ em để các bạn có thể hiểu rõ hơn về bệnh lý này và từ đó tìm được những phương pháp điều trị phù hợp.

Nguyên nhân tiểu buốt ở trẻ em

Tiểu buốt là tình trạng trẻ bị đau buốt ở cơ quan sinh dục mỗi khi đi tiểu tiện. Điều này khiến cho trẻ luôn sợ phải đi tiểu, cơ thể mệt mỏi và thường xuyên quấy khóc. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng tiểu buốt ở trẻ em, cụ thể như sau:

nguyên nhân tiểu buốt ở trẻ em

Tình trạng tiểu buốt ở trẻ em do đâu mà có?

  • Do vệ sinh cơ quan sinh dục không đúng cách

Đây là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng tiểu buốt ở trẻ nhỏ. Do vẫn còn bé nên trẻ chưa thể nhận thức được việc vệ sinh cơ quan sinh dục quan trọng như thế nào, điều này khiến việc vệ sinh của trẻ sẽ không được sạch sẽ.

Bên cạnh đó, nhiều bậc cha mẹ khi vệ sinh cho con không đúng cách cũng khiến trẻ bị các vi khuẩn tấn công vào cơ quan sinh dục và gây ra bệnh viêm nhiễm. Nếu không kịp thời thay đổi cách vệ sinh cho trẻ và tiến hành điều trị, các bệnh lý này có thể gây ra tình trạng viêm nhiễm tại các bộ phận khác trong cơ thể.

  • Tiểu buốt ở trẻ em do viêm đường tiết niệu

Đường tiết niệu bị viêm khiến trẻ thường xuyên bị tiểu nhiều, tiểu buốt. Điều này khiến trẻ thường xuyên bị đau âm ỉ ở vùng bùng dưới, chán ăn, bỏ bú mẹ và dẫn đến sút cân. Trong trường hợp trẻ bị viêm nhiễm nặng, trẻ sẽ bị đau bụng dữ dội, tình trạng tiểu buốt ở trẻ em cũng càng nghiêm trọng hơn và trẻ có thể sẽ bị sốt cao liên tục vô cùng nguy hiểm.

  • Do trẻ bị hẹp bao quy đầu

Khi trẻ bị hẹp bao quy đầu, việc đi tiểu cũng sẽ khó khăn hơn. Nếu trẻ hẹp bao quy đầu nhẹ, tình trạng tiểu buốt ở trẻ em sẽ ít khi xảy ra. Tuy nhiên, nếu trẻ bị hẹp bao quy đầu quá nặng, khi tiểu tiện có thể phải dùng sức thì mới có thể tiểu tiện được. Điều này chính là nguyên nhân dẫn đến triệu chứng tiểu buốt ở trẻ em.

Bên cạnh đó, bao quy đầu quá hẹp còn gây cản trở trong quy trình vệ sinh “cậu nhỏ”. Vì bao quy đầu không thể lột xuống khiến cho các cặn bẩn bám lại bên trong quy đầu, lâu dần gây ra viêm bao quy đầu và khiến trẻ gặp phải tình trạng tiểu buốt.

  • Tiểu buốt ở trẻ em do nhiễm khuẩn đường tiểu

Vi khuẩn E.coli chính là thủ phạm hàng đầu gây ra tình trạng nhiễm khuẩn tại trẻ nhỏ. Loại vi khuẩn này có nhiều trong phân. Khi trẻ đi đại tiện, nếu vùng hậu môn không được vệ sinh sạch sẽ, vi khuẩn có thể tấn công ngược lên các bộ phận khác trong cơ quan sinh dục, gây viêm nhiễm và khiến trẻ bị tiểu buốt.

nguyên nhân tiểu buốt ở trẻ em là gì?

Nhiễm khuẩn đường tiểu là bệnh lý khiến trẻ hay bị tiểu buốt

  • Do trẻ bị nóng trong

Thân nhiệt của trẻ quá cao cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng tiểu buốt ở trẻ em. Khi các bộ phận trong cơ thể bị nóng lên, các chức năng bài tiết có thể bị rối loạn và khiến trẻ dễ bị tiểu buốt, tiểu dắt trong thời gian dài.

Bên cạnh đó, các bệnh lý như thận yếu, viêm phổi, viêm phế quản, rối loạn chức năng bàng quang,… cũng là những nguyên nhân dẫn đến tình trạng tiểu buốt ở trẻ em. Do đó, bạn cần đặc biệt lưu ý đến những dấu hiệu bệnh lý này.

Cách nhận biết tình trạng tiểu buốt ở trẻ em

Tiểu buốt khiến trẻ thường xuyên cảm thấy đau đớn mỗi khi đi tiểu tiện. Tuy nhiên, một số trẻ do còn quá nhỏ nên không thể nói với cha mẹ rằng mình đau ở đâu và chỉ quấy khóc nhiều.

Nhiều phụ huynh thấy con khóc nhưng lại nghĩ đây là các biểu hiện sinh lý bình thường, họ chỉ cố gắng dỗ trẻ nín khóc chứ không tìm hiểu thêm nữa. Điều này vô tình sẽ khiến cho tình trạng tiểu buốt ở trẻ em ngày càng nặng hơn và gây ra những ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của trẻ.

Vậy làm thế nào để nhận biết tình trạng tiểu buốt ở trẻ nhỏ? Sau đây, chúng tôi sẽ chỉ ra cho các bạn một số biểu hiện cơ bản về triệu chứng này để các bậc phụ huynh có thể phát hiện và kịp thời điều trị.

biểu hiện tiểu buốt ở trẻ em là gì?

Tiểu buốt ở trẻ em có dấu hiệu như thế nào?

Với trẻ sơ sinh, khi bị tiểu buốt trẻ sẽ quấy khóc rất nhiều, hay nôn trớ, thường xuyên bỏ bú hoặc bú ít hơn bình thường. Thậm chí trẻ còn có thể bị sốt nhẹ hoặc sốt cao, tiêu chảy liên tục và nhiệt độ cơ thể cũng bị hạ xuống thấp hơn 36 độ.

Khi trẻ dưới ba tuổi bị tiểu buốt, trẻ cũng sẽ thường xuyên quấy khóc mỗi lần tiểu tiện. Bên cạnh đó, cha mẹ cũng sẽ dễ nhận biết tình trạng này hơn vì trẻ rất hay bị sốt, biếng ăn, sút cân và cơ thể luôn mệt mỏi.

Với những trẻ lớn hơn, triệu chứng tiểu buốt sẽ có biểu hiện khá rõ nét. Trẻ sẽ đi tiểu rất nhiều lần trong ngày, tiểu tiện không tự chủ, hay đái dầm vào ban đêm, sốt cao, đau quặn vùng bụng dưới và vùng hông chậu.

Tùy vào từng lứa tuổi, biểu hiện của tình trạng tiểu buốt ở trẻ em cũng sẽ khác nhau. Do đó, cha mẹ cần phải đặc biệt lưu ý đến các dấu hiệu bệnh lý bất thường của trẻ để kịp thời điều trị, hạn chế tối đa những tác nhân xấu gây hại cho sức khỏe của con.

tiểu buốt ở trẻ em
Tiểu buốt nước tiểu màu hồng là dấu hiệu bệnh lý khiến không ít nam giới lo sợ. Thông qua màu sắc nước tiểu, chúng ta có thể nắm bắt được tình trạng sức khỏe của mình là như thế nào. Vậy tình trạng tiểu buốt nước tiểu có màu hồng là dấu hiệu của bệnh lý gì, có nguy hiểm không và làm sao để điều trị tình trạng này? Câu trả lời sẽ có trong bài viết dưới đây.

Cách điều trị tình trạng tiểu buốt ở trẻ em

Điều trị bệnh phụ thuộc rất nhiều vào các nguyên nhân gây bệnh cũng như tình trạng bệnh lý của trẻ. Để có được kết luận bệnh lý chính xác nhất, cha mẹ nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế để tiến hành các xét nghiệm lâm sàng. Thông qua đó, các bác sĩ sẽ đưa ra các phương pháp điều trị phù hợp nhất.

điều trị tiểu buốt ở trẻ em

Cha mẹ cần đưa trẻ đi khám thường xuyên để theo dõi sức khỏe

Với những trẻ bị tiểu buốt do nhiễm trùng đường tiểu, bác sĩ sẽ kê đơn các loại thuốc kháng sinh như ampicillin, bactrin, amocillin,… Uống liên tiếp một trong các loại thuốc này trong khoảng 2 tuần để điều trị bệnh lý viêm nhiễm của trẻ. Bạn cũng có thể kết hợp với một số loại thuốc tiêm cephalosporin và gentamycin để quá trình điều trị có hiệu quả tốt nhất.

Ngoài ra, nếu không muốn sử dụng thuốc Tây y vì các tác dụng phụ của chúng, bạn có thể sử dụng các loại thuốc nam như râu ngô, bột sắn dây, rau má, cây mã đề,… để điều trị tiểu buốt ở trẻ em. Các vị thuốc này rất quen thuộc và dễ kiếm, do đó bạn có thể sử dụng nó để chữa tiểu buốt cho con mình.

Bên cạnh đó, bạn nên chú ý mặc cho con các loại quần áo thoáng mát, không để trẻ mặc các loại quần áo ẩm ướt. Đặc biệt, bạn cần vệ sinh sạch sẽ cơ quan sinh dục cho trẻ mỗi ngày để loại bỏ hết tất cả các loại vi khuẩn gây bệnh. Đồng thời, bạn cũng nên bổ sung các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin C, các loại trái cây, rau xanh để tăng cường sức đề kháng cho trẻ.

Trên đây là những thông tin về tình trạng tiểu buốt ở trẻ em mà các bậc cha mẹ cần phải biết. Anh M cũng như các bậc cha mẹ khác nên đưa con đến ngay các cơ sở y tế khi phát hiện trẻ có dấu hiệu bất thường, từ đó giúp trẻ tránh khỏi được những bệnh lý không tốt cho sức khỏe.

Xem thêm: Bệnh tiểu buốt có bị gì không và điều trị như thế nào?

Huyền Trang (T/h)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo