Viêm bao quy đầu ở trẻ em và những điều cha mẹ nên chú ý
Viêm bao quy đầu ở trẻ em là điều khiến nhiều cha mẹ cảm thấy lo lắng. Bởi lẽ căn bệnh này làm cho dương vật của bé bị sưng tấy, đau rát, trẻ thường xuyên quấy khóc,… Vậy viêm bao quy đầu ở trẻ có những biểu hiện và tác hại như thế nào, cách phòng tránh ra sao? Hãy cùng tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.
>> Viêm bao quy đầu uống thuốc gì hiệu quả?
>> Chữa viêm quy đầu ở đâu tốt và rẻ nhất hiện nay?
Hiện tượng viêm bao quy đầu ở trẻ em là gì?
Đây là căn bệnh không chỉ có ở người lớn, trẻ nhỏ cũng có thể mắc phải căn bệnh viêm bao quy đầu. Nếu cha mẹ không có cách biện pháp chăm sóc sức khỏe của bé một cách khoa học, tình trạng viêm nhiễm bao quy đầu hoàn toàn có thể xảy ra.
1. Nguyên nhân gây bệnh
Bao quy đầu của trẻ còn khá non nớt, do đó nếu không được vệ sinh sạch sẽ thì rất dễ bị viêm nhiễm. Đặc biệt, với những bé có bao quy đầu hẹp hoặc bao quy đầu dài, việc vệ sinh lại càng khó khăn.
Những thói quen hàng ngày của trẻ như sờ tay vào “cậu bé”, đi tiểu xong không rửa sạch cũng sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công vào bộ phận sinh dục của bé và gây ra tình trạng viêm bao quy đầu ở trẻ em.
Viêm bao quy đầu ở trẻ em là gì?
Bên cạnh đó, một số cha mẹ thường có thói quen cho con sử dụng chung sữa tắm với người lớn. Điều này hoàn toàn không tốt. Bởi lẽ những loại sản phẩm này thường có các chất hóa học dễ gây kích ứng và gây ra tình trạng mẩn ngứa cho trẻ. Thói quen này kéo dài sẽ khiến cho hệ miễn dịch của trẻ bị suy giảm, vi khuẩn lây nhiễm sẽ dễ dàng xâm nhập và gây bệnh.
2. Dấu hiệu nhận biết hiện tượng viêm bao quy đầu ở trẻ em
Khi bị viêm bao quy đầu, trẻ thường quấy khóc do những cơn đau vùng dương vật gây ra. Bên cạnh đó, trẻ sẽ luôn cảm thấy ngứa ngáy, đau rát “cậu bé” mỗi khi đi tiểu, vùng da bao quy đầu cũng sẽ bị mẩn đỏ.
Nếu không được cha mẹ để ý đến, sự ngứa ngáy khó chịu có thể làm trẻ gãi nhiều vào vùng bị viêm nhiễm. Điều này sẽ khiến cho các vùng da viêm nhiễm này bị tổn thương nặng, những vi khuẩn sẽ có cơ hội tấn công sang các khu vực lân cận.
Ở nhiều trẻ hệ miễn dịch kém, các cơn đau cộng với sự nhiễm trùng nặng có thể gây ra những cơn sốt đột ngột. Do đó, cha mẹ nên cần đặc biệt chú ý đến những dấu hiệu bệnh lý thất thường của trẻ.
Viêm bao quy đầu ở trẻ em có nguy hiểm không?
Xuất phát điểm của căn bệnh này là lành tính và khá dễ để chữa trị. Tuy nhiên, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe sau này của trẻ.
Viêm bao quy đầu ở trẻ nhỏ có nguy hiểm không?
Việc không được chữa viêm bao quy đầu ở trẻ em một cách hiệu quả sẽ tạo ra một số tác hại như sau:
– Dương vật của trẻ vì mắc bệnh mà không thể phát triển bình thường cả về chức năng sinh lý cũng như kích thước.
– Viêm nhiễm khiến dương vật của bé tổn thương và có thể dẫn đến hiện tượng dương vật bị nhiễm trùng, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe sinh sản sau này của trẻ.
– Căn bệnh viêm nhiễm này còn là nguồn gốc cho một số căn bệnh nguy hiểm như viêm niệu đạo, viêm bàng quang và ung thư dương vật.
– Viêm bao quy đầu còn khiến hệ miễn dịch của bé ngày càng suy giảm. Bé sẽ hay ốm vặt, chán ăn, sút cân và thiếu dinh dưỡng khiến cha mẹ vô cùng lo lắng.
Những lưu ý để phòng tránh viêm bao quy đầu ở trẻ em
Để hạn chế được tình trạng viêm bao quy đầu của trẻ, cha mẹ xin hãy lưu ý một số điều sau:
Cha mẹ hãy cố gắng vệ sinh bộ phận cho bé một cách sạch sẽ. Có thể sử dụng dung dịch muối loãng để rửa cho bé vì nước muối sẽ giúp diệt khuẩn rất tốt. Tuy nhiên chỉ nên rửa nước muối loãng 3 – 4 lần trong một tuần.
Tuyệt đối không sử dụng các loại dung dịch vệ sinh để rửa nên dương vật của bé khi nó đang bị viêm. Tránh chà xát mạnh vào phần đầu “cậu bé” vì điều này có thể khiến các vết viêm loét bị rách ra.
Cha mẹ nên làm gì để hạn chế bệnh viêm bao quy đầu ở trẻ em?
Đối với những trẻ còn quá nhỏ và vẫn còn phải đóng bỉm hàng ngày, bạn nên chăm chỉ thay bỉm cho bé. Mỗi lần thay, bạn nên dùng khăn mềm và nước ấm lau qua bộ phận sinh dục của bé để loại bỏ những vi khuẩn đang tồn đọng.
Không cho trẻ tắm tại các vùng sông, hồ bị viêm nhiễm và không cho trẻ mặc những loại quần áo quá bó.
Trường hợp viêm bao quy đầu ở trẻ em do các bệnh lý như hẹp bao quy đầu, dài bao quy đầu, cha mẹ nên đưa trẻ đến các phòng khám chuyên khoa hoặc bệnh viện uy tín để các bác sĩ khám bệnh. Trong trường hợp bao quy đầu của trẻ không thể lột xuống, bạn nên cho trẻ đi cắt bao quy đầu.
Cha mẹ không nên tự ý mua thuốc cho con trẻ uống. Việc uống thuốc không đúng có thể khiến tình trạng của bệnh lý của trẻ ngày càng nặng hơn.
Trên đây là những thông tin về hiện tượng viêm bao quy đầu ở trẻ em. Các bậc cha mẹ hãy thật sáng suốt để có thể bảo vệ sức khỏe của bé một cách toàn diện. Nếu thấy bé có những dấu hiệu bệnh lý nào bất thường, cha mẹ nên đưa trẻ đi khám ngay để được khám và điều trị bệnh kịp thời.
Xem thêm: Điều trị viêm bao quy đầu ở trẻ em an toàn và hiệu quả
Huyền Trang (T/h)
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!