Mách nhỏ phụ huynh cách điều trị viêm bao quy đầu ở trẻ em hiệu quả

Điều trị viêm bao quy đầu ở trẻ em cần hết sức thận trọng để không ảnh hưởng đến bộ phận sinh dục còn non nớt cũng như sức khỏe cơ thể của trẻ. Bài viết dưới đây sẽ giúp các bậc phụ huynh nhận biết các biểu hiện và có được cách chữa viêm bao quy đầu ở trẻ em an toàn và hiệu quả.

>> Có nên cắt bao quy đầu cho trẻ không và những vấn đề cần lưu ý

>> Cắt bao quy đầu nên ăn gì và vệ sinh như thế nào để bệnh nhanh lành?

Nhận biết để điều trị viêm bao quy đầu ở trẻ em

96% trẻ sơ sinh gặp chứng hẹp bao quy đầu sinh lý và tình trạng này sẽ hết dần sau khi trẻ được 3 – 5 tuổi hoặc, khỏi hoàn toàn khi trẻ bước vào tuổi dậy thì.

Sẽ không có vấn đề gì nếu cha mẹ chú ý vệ sinh vùng kín cho trẻ sạch sẽ hàng ngày. Tuy nhiên, có một số bé gặp phải tình trạng hẹp bao quy đầu biến chứng hoặc do vệ sinh không tốt, cha mẹ cố gắng tự tuột bao quy đầu cho con gây viêm nhiễm tại bao quy đầu.

Biểu hiện và điều trị viêm bao quy đầu ở trẻ em

Nhận biết biểu hiện và điều trị viêm bao quy đầu ở trẻ em sớm

Vì trẻ còn nhỏ nên có thể không thể mô tả lại những triệu chứng khó chịu mà con đang phải trải qua khi bao quy đầu bị viêm nhiễm. Vì vậy, cha mẹ hãy nhận biết các triệu chứng tại bao quy đầu dưới đây để có cách điều trị viêm bao quy đầu ở trẻ em sớm, hạn chế thấp nhất những ảnh hưởng đến bé.

– Bao quy đầu của trẻ xuất hiện nốt mụn đỏ, sưng tấy, bao da căng bóng.

– Trẻ quấy khóc, có biểu hiện khóc la khi đi tiểu, trẻ lớn hơn có thể kêu đau và sợ hãi khi đi tiểu,

– Cha mẹ kiểm tra bao quy đầu của con thấy các biểu hiện dính, lỗ sáo xuất hiện lớp bựa sinh dục màu trắng đục, sạn như vôi.

– Viêm bao quy đầu ở trẻ sơ sinh khi nặng hơn sẽ nhận thấy nước tiểu của trẻ có màu vàng đục, khai nồng và đôi khi có lẫn máu hoặc rỉ máu tại bao quy đầu khi có va chạm.

Điều trị viêm bao quy đầu ở trẻ em như thế nào?

Việc điều trị viêm nhiễm bao quy đầu ở trẻ cần được tiến hành sớm ngay khi nhận thấy các biểu hiện đầu tiên để tránh cho bé những tổn thương, khó chịu do viêm nhiễm gây ra.

Vì vậy, khi thấy con có các triệu chứng kể trên, cha mẹ hãy đưa con đi thăm khám tại cơ sở y tế uy tín. Tại đây, các bác sĩ sẽ thăm khám, xác định nguyên nhân gây viêm nhiễm cụ thể và đưa ra cách điều trị viêm bao quy đầu ở trẻ em phù hợp. Các cách điều trị thường được áp dụng là:

1. Điều trị nội khoa bằng thuốc

Sử dụng thuốc chữa viêm bao quy đầu là cách mà bác sĩ thường chỉ định trong trường hợp lớp da bao quy đầu của trẻ bị nhiễm khuẩn thông thường. Các loại thuốc được sử dụng là thuốc kháng sinh, kháng viêm dạng uống, thuốc mỡ bôi hoặc nước rửa với độ sát khuẩn vừa phải chuyên dụng cho trẻ em.

Điều trị viêm bao quy đầu ở trẻ em bằng thuốc

Điều trị viêm bao quy đầu ở trẻ em bằng thuốc phù hợp

Vì trẻ còn nhỏ nên việc sử dụng thuốc không thể tùy tiện, cha mẹ nhất thiết phải tuân thủ chỉ định của bác sĩ điều trị trên cơ sở cân nhắc những mặt lợi và hại mà thuốc gây ra đối với sức khỏe của trẻ. Việc tùy tiện mua thuốc về chữa trị có thể khiến trẻ gặp nguy hiểm.

2. Điều trị viêm bao quy đầu ở trẻ em bằng can thiệp ngoại khoa

Khi trẻ đã lớn trên 8 tuổi, bước vào tuổi dậy thì mà tình trạng viêm nhiễm bao quy đầu thường  xuyên xảy ra do dài hoặc hẹp bao quy đầu  bệnh lý. Sau khi điều trị viêm nhiễm thành công, bác sĩ có thể chỉ định can thiệp ngoại khoa chích hẹp hoặc cắt bao quy đầu dài để viêm nhiễm không tái phát.

3. Hỗ trợ điều trị viêm bao quy đầu ở trẻ em

Ngoài cách chữa trị tích cực tại cơ sở y tế kể trên, cha mẹ nên thực hiện các giải pháp hỗ trợ điều trị viêm nhiễm cho con như sau:

– Vệ sinh vùng kín cho trẻ sạch sẽ, có thể sử dụng nước muối sinh lý rửa các nếp gấp và phía trong bao quy đầu cho trẻ.

Vệ sinh sạch sẽ để điều trị viêm bao quy đầu ở trẻ em

Vệ sinh sạch sẽ bao quy đầu cho con để điều trị viêm bao quy đầu ở trẻ em

– Không sử dụng tăm bông để vệ sinh bao quy đầu vì có thể gây tổn thương nặng hơn, không xối nước quá mạnh trực tiếp vào bao quy đầu của trẻ vì có thể đẩy mầm bệnh vào sâu bên trong.

– Cho trẻ mặc trang phục rộng rãi, thoáng mát,…

– Đừng cố gắng tuột bao quy đầu của trẻ khi còn quá nhỏ vì có thể gây tổn thương và viêm nhiễm nặng hơn.

Và nếu các bậc phụ huynh chưa biết viêm bao quy đầu khám ở đâu cũng như điều trị tại địa chỉ nào thì có thể tham khảo một số địa chỉ sau:

  • Bệnh viện Nhi Trung ương: 18/879 Đường La Thành, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội
  • Khoa Nam học – Bệnh viện Bạch Mai: 78 Giải Phóng, Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội
  • Bệnh viện Nhi Đồng 1: Số 341 Sư Vạn Hạnh – Phường 10 – Quận 10 – Tp.Hồ Chí Minh
  • Bệnh viện Nhi Đồng 2: Số 14 Lý Tự Trọng – Bến Nghé – Quận 1 – Tp.Hồ Chí Minh

Mong rằng những thông tin trên đã giúp các bậc phụ huynh nhận biết biểu hiện và điều trị viêm bao quy đầu ở trẻ em an toàn, hiệu quả để bảo vệ sức khỏe, sự phát triển toàn diện của các bé.

Xem thêm: Hướng dẫn mẹ cách chữa hẹp bao quy đầu cho trẻ tại nhà hiệu quả

Thanh Thu (Tổng hợp)

Bình luận (1)

  1. Nguyễn Thị mỹ thương says: Trả lời

    Con tôi năm nay 7t đầu bao quy đầu của cháu bị nổi bọng nước đi kham bác sĩ nói là bị nang quy đầu phải phẫu thuật  vậy phẫu thuật có ảnh hưởng gì ko

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo