Bệnh hẹp bao quy đầu ở trẻ là gì và cách điều trị như thế nào?

Hẹp bao quy đầu ở trẻ có phải là một bệnh lý hay đây là một hiện tượng sinh lý bình thường? Và đâu là cách chữa hẹp bao quy đầu ở trẻ em hiệu quả nhất?… Bài viết hôm nay sẽ giúp các bậc cha mẹ có được những lý giải đầy đủ.

>> ‘Sửa lại cậu nhỏ’ bằng cách chữa bệnh dài bao quy đầu nào hiệu quả?

>> Cắt bao quy đầu bao lâu thì quan hệ được và những vấn đề cấn nhớ

Hẹp bao quy đầu ở trẻ nhỏ có phải là bệnh? Biểu hiện của hẹp bao quy đầu

Hẹp bao quy đầu ở trẻ có phải là bệnh?

Hiện tượng hẹp bao quy đầu ở trẻ em hiện nay rất phổ biến, đây là tình trạng bao da quy đầu che phủ toàn bộ quy đầu và làm cho quy đầu không thể lộn ra được ngay cả khi cương cứng.

Có không ít người đã nhầm lẫn rằng đây là một bệnh. Theo bác sĩ Lê Anh Dũng – Trưởng khoa Ngoại Tiết niệu – Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, hẹp bao quy đầu ở trẻ em là một hiện tượng sinh lý sau sinh đẻ chứ không phải bệnh lý, có thể là hẹp bao quy đầu ở trẻ 4 tháng tuổi, hẹp bao quy đầu ở trẻ 6 tháng tuổi.

Theo một số nghiên cứu thì tỉ lệ mà bé trai bị hẹp bao quy đầu sẽ có xu hướng giảm dần theo độ tuổi. Nếu tỉ lệ mắc hẹp bao quy đầu ở trẻ sơ sinh chiếm tới >96% thì ở những trẻ 3 tuổi chỉ còn tầm 50% và 10% mà thôi. Và đến khi trẻ 17 tuổi thì tỉ lệ này sẽ chỉ còn 1%.

Và cũng theo bác sĩ Lê Anh Dũng thì đa số bé trai mới sinh sẽ bị hẹp bao quy đầu sinh lý hay thường được gọi là hẹp bao quy đầu không hoàn toàn (bán hẹp bao quy đầu), nhưng theo thời gian và quá trình trẻ lớn lên thì bao quy đầu sẽ tự nhiên tách khỏi quy đầu, có nhiều trường hợp không cần đến sự can thiệp khác.

hẹp bao quy đầu ở trẻ

Hình ảnh hẹp bao quy đầu ở trẻ nhỏ

Biểu hiện hẹp bao quy đầu ở trẻ em

Các bậc cha mẹ có thể quan sát và kiểm tra xem con mình có bị hẹp bao quy đầu hay không thông qua các biểu hiện sau dây:

+ Biểu hiện đầu tiên đó chính là trẻ bị hẹp bao quy đầu thì bao quy đầu sẽ không lộn ra ngoài được. Tức là bạn sẽ không thể kéo bao quy đầu của trẻ đến cổ của dương vật.

+ Trẻ có hiện tượng rặn khi đi tiểu.

+ Bao da quy đầu của trẻ sẽ căng tròn giống bong bóng khi đi tiểu.

+ Tia nước tiểu của trẻ rất yếu, chậm.

+ Có hiện tượng nhiễm trùng tiểu tái phát.

Tốt nhất, khi có những biểu hiện này các bậc cha mẹ hãy đưa trẻ đến cơ sở y tế uy tín để được kiểm tra. Từ đó có cách khắc phục cũng như điều trị cần thiết cho trẻ.

Những ảnh hưởng của hẹp bao quy đầu ở trẻ

Hẹp bao quy đầu dù không phải là một bệnh lý gây nguy hiểm cho trẻ, và sẽ tự mất đi khi trẻ lớn lên. Tuy nhiên, hiện tượng cũng gây ra không ít những khó khăn và ảnh hưởng đến trẻ mà các bậc cha mẹ nên đặc biệt lưu ý, cụ thể.

1. Hẹp bao quy đầu ở trẻ gây ra hiện tượng bí tiểu

Khi mà bao quy đầu của trẻ quá hẹp thì sẽ dẫn đến hiện tượng tiểu khó, nước tiểu khó chảy ra được hết khi trẻ đi tiểu. Đây là một triệu chứng và cũng là một ảnh hưởng có thể làm tăng nguy cơ trẻ mắc nhiễm trùng đường tiết niệu đến viêm đường tiết niệu, thậm chí hoạt động của thận cũng bị tác động.

Chính vì vậy, phát hiện và điều trị viêm đường tiết niệu ở trẻ em lúc này là điều các bậc phụ khoa cần quan tâm.

hẹp bao quy đầu ở trẻ gây nên tình trạng bí tiểu

Hẹp bao quy đầu gây nên tình trạng bí tiểu

2. Sự phát triển của dương vật bị ảnh hưởng

Một khi bé trai đến tuổi dậy thì dương vật sẽ phát triển rất nhanh. Lúc này nếu bị hẹp bao quy đầu sẽ gây ra hiện tượng sít chặt quy đầu hơn và ảnh hưởng đến sự phát triển tự nhiên của dương vật, điều này sẽ làm cho kích thước của dương vật trở nên nhỏ hơn.

Nguy hiểm hơn cả là nếu nam giới bị ung thư dương vật nếu có hiện tượng hẹp bao quy đầu thì đa phần trong số đó phải thực hiện cắt bỏ dương vật hoàn toàn. Sau khi thực hiện thủ thuật này thì khả năng sinh sản của nam giới sẽ trở nên rất khó khăn.

3. Hẹp bao quy đầu ảnh hưởng đến hoạt động tình dục

Nếu hẹp bao quy đầu ở trẻ mà không tự mất đi vẫn kéo dài ở độ tuổi trưởng thành thì nó sẽ ảnh hưởng đến hoạt động tình dục của nam giới. Hẹp bao quy đầu sẽ khiến nam giới bị đau mỗi khi cương cứng, thậm chí có một số người không thể cương cứng được, gây ra những khó khăn trong quan hệ.

Mặt khác, hẹp bao quy đầu còn dẫn đến tình trạng quy đầu không nhận được nhiều kích thích từ bên ngoài nên sẽ khiến cho nam giới xuất tinh chậm, khó…

hẹp bao quy đầu ở trẻ ảnh hưởng đến hoạt động tình dục sau này

Đời sống tình dục cũng sẽ bị ảnh hưởng nếu nam giới bị hẹp bao quy đầu

Khám và chữa hẹp bao quy đầu ở trẻ em ở đâu mới tốt?

Trẻ bị hẹp bao quy đầu khám ở đâu?

“Khám hẹp bao quy đầu cho bé ở đâu?” hay “hẹp bao quy đầu chữa ở đâu” là những câu hỏi được không ít các bậc cha mẹ quan tâm khi con em mình không may mắc phải tình trạng này.

Như chúng tôi đã nói ở trên hẹp bao quy đầu ở trẻ không phải là một bệnh lý nên các bậc cha mẹ hãy bình tĩnh, không nên quá lo lắng. Cách xử lý hẹp bao quy đầu ở trẻ tốt nhất chính là khi phát hiện bé trai có hiện tượng hẹp bao quy đầu bố mẹ hãy đưa con đến phòng khám, bệnh viện uy tín để thăm khám.

Những địa chỉ khám hẹp bao quy đầu cho trẻ mà các bậc cha mẹ có thể tham khảo đó là: Bệnh viện Nhi Trung ương (Hà Nội), Viện Đại học Y Hà Nội, Phòng khám đa khoa Bảo Anh (Hà Nội), Bệnh viện Đại học Y dược TP. Hồ Chí Minh (Hồ Chí Minh), khoa Nam khoa – Bệnh viện Bình Dân (Hồ Chí Minh)…

Cách điều trị hẹp bao quy đầu ở trẻ nhỏ?

Bác sĩ Lê Anh Dũng khuyên rằng, chỉ nên can thiệp khi trẻ bị viêm và có những vấn đề khi đi tiểu như: Tiểu khó, rặn khi tiểu, phồng bao quy đầu khi đi tiểu, tia tiểu bị lệch vẹo.

Hiện nay, để điều trị hẹp bao quy đầu có 4 biện pháp cơ bản hiện vẫn được áp dụng. Trong đó, 2 biện pháp với tính chất bảo tồn, ít gây ra đau đớn cho người bệnh. Còn hai biện pháp sau là có sự can thiệp của ngoại khoa, xâm lấn, phương pháp này gây đau đớn cho trẻ và có thể kèm theo một số tai biến.

Để điều trị hẹp bao quy đầu ở trẻ thường sẽ ưu tiên các biện pháp bảo tồn và ít gây ra đau đớn cho trẻ như: Dùng tay để kéo căng phần da quy đầu mỗi ngày; kéo căng da quy đầu và kết hợp với các thuốc bôi.

hẹp bao quy đầu ở trẻ nếu cha mẹ phát hiện để có cách điều trị nhanh nhất

Hãy đưa trẻ đến gặp bác sĩ khi trẻ bị viêm và có các dấu hiệu như: Tiểu khó, rặn khi tiểu…

Cụ thể các cách điều trị hẹp bao quy đầu ở trẻ đó là:

  • Với đối tượng trẻ dưới 5 tuổi: Lúc này bác sĩ sẽ sử dụng các loại thuốc bôi để thoa tại chỗ, có chứa corticosteroid với hàm lượng 0,1% dexamethasone. Thuốc bôi hẹp bao quy đầu ở trẻ em này bố mẹ hãy thoa lên bao quy đầu của con mỗi ngày 3 lần trong 6 tuần theo chỉ dẫn của bác sĩ điều trị.
  • Với đối tượng trẻ >6 tuổi: Nếu trẻ trên 6 tuổi và bao quy đầu chưa thể tuột ra, đã bôi thuốc nhưng không mang lại kết quả. Ngoài ra, khi đi tiểu có hiện tượng căng phồng bao quy đầu hoặc trẻ thường xuyên bị viêm bao quy đầu, lúc này trẻ nên thực hiện cắt bao quy đầu.
  • Với trường hợp hẹp bao quy đầu ít: Các bác sĩ sẽ hướng dẫn các bậc cha mẹ cách tự nong cho trẻ ngay tại nhà. Cha mẹ chỉ cần nhắc nhở trẻ trong lúc tắm hay vệ sinh trẻ tự kéo ngược da bao quy đầu về phía bụng của mình, kéo cho đến khi toàn bộ lỗ tiểu lộ ra.

Đã có nhiều trường hợp thực hiện đúng theo hướng dẫn đã thành công và không cần đến sự can thiệp của bác sĩ. Nhưng nếu khi việc tự nong không mang lại kết quả thì bác sĩ sẽ thực hiện thủ thuật can thiệp để điều trị bệnh cho trẻ.

Trẻ bị hẹp bao quy đầu phải làm sao?

Khi con bị hẹp bao quy đầu các bậc cha mẹ cần phải đặc biệt chăm sóc con. Và dưới đây sẽ là những lời khuyên của bác sĩ dành cho các bậc phụ huynh.

+ Trong lúc tắm và vệ sinh cho trẻ, bố hoặc mẹ nên rửa và lộn bao quy đầu cho con. Bao quy đầu cần được vệ sinh sạch sẽ mỗi ngày để hạn chế tối đa sự tích tụ các cặn bẩn có trong nước tiểu và các dịch nhầy của đường tiết niệu đọng lại. Trên thực tế, có những trường hợp bố mẹ vệ sinh sạch sẽ bao quy đầu cho con tình trạng này có thể khỏi một cách tự nhiên.

hẹp bao quy đầu ở trẻ cha mẹ vệ sinh như thế nào?

Có thể tự nong bao quy đầu trong quá trình tắm hoặc vệ sinh

+ Nếu việc lộn bao quy đầu gây ra những khó khăn, dính bao quy đầu đồng thời có hiện tượng bé hay gãi ngứa ở phần đầu dương vật, đau buốt khi tiểu tiện, sưng và đỏ đầu dương vật… thì bố mẹ hãy nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế để được thăm khám và thực hiện theo đúng chỉ định của bác sĩ.

+ “Giải quyết” hẹp bao quy đầu ở trẻ cần phải được thực hiện sớm nhất có thể (lúc trẻ 1 – 2 tuổi) và muộn là trước khi trẻ đến tuổi dậy thì. Nếu để hẹp bao quy đầu quá tuổi trưởng thành sẽ gây ra nhiều vấn đề khác như dương vật bị viêm, và nếu viêm dương vật ở giai đoạn mãn tính thì rất dễ chuyên thành tiền ung thư hoặc ung thư, gây ra nhiều tác động xấu đến sức khỏe sinh sản của nam giới.

Hi vọng với những thông tin trên đây các bậc phụ huynh đã hiểu rõ được hẹp bao quy đầu ở trẻ là gì cũng như hiểu thêm về các cách điều trị hẹp bao quy đầu hiệu quả. Hãy quan tâm đến sức khỏe của trẻ ngay từ hôm nay để sớm phát hiện những bất thường của cơ thể bé, từ đó bảo vệ sức khỏe nói chung cũng như sức khỏe sinh sản nói riêng của trẻ sau này.

Xem Thêm: Cắt bao quy đầu để làm gì và nó có thực sự cần thiết không?

Bùi Nam (T/h)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo