Đi tiểu buốt khi có kinh nguyệt xử trí như thế nào hiệu quả?

Đi tiểu buốt khi có kinh nguyệt là bệnh gì và điều trị chúng ra sao? Thông tin dưới đây sẽ giúp bạn đọc, đặc biệt là các chị em hiểu hơn về chứng bệnh này.

Thời kỳ kinh nguyệt là khi tử cung có xu hướng dãn nở, cộng thêm bộ phận sinh dục luôn ẩm ướt là điều kiện phát sinh vi khuẩn. Đặc biệt, trong thời kỳ kinh nguyệt,  vùng kín không được vệ sinh sạch sẽ khiến dễ mắc phải một số bệnh lý và đó là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng đi tiểu buốt khi có kinh.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng đi tiểu buốt khi có kinh nguyệt

Tiểu buốt là hiện tượng thường gặp nhưng tiểu buốt khi có kinh nguyệt rất có thể là dấu hiệu một số bệnh nguy hiểm nào đó. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người bệnh, đặc biệt là sức khỏe sinh sản của chị em phụ nữ.

Đi tiểu buốt khi có kinh nguyệt thường vì các nguyên nhân sau:

Bị đi tiểu buốt khi có kinh nguyệt do niệu đạo bị viêm nhiễm

niệu đạo bị viêm khi đang có kinh nguyệt sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới đường tiểu. Và đó là nguyên nhân gây ra hiện tượng tiểu buốt.

Đi tiểu buốt khi có kinh thường do vi khuẩn gây nên

Đi tiểu buốt khi có kinh thường do vi khuẩn gây nên

Do âm đạo viêm

Nếu bị ngứa trong và ngoài âm đạo, khí hư xuất hiện và niêm mạc tổn thương dẫn đến viêm loét trong thời kỳ kinh nguyệt thì hãy cẩn thận vì rất có thể đó là biểu hiện báo hiệu bạn sắp bị tiểu buốt.

Viêm nội mạc cổ tử cung

Viêm nội mạc cổ tử cung dẫn đến hiện tượng sung huyết cổ tử cung,  đi tiểu ra máu, phù nề, đau tức bụng dưới, tiết dịch bất thường,… Những căn bệnh làm ảnh hưởng trực tiếp đến âm đạo khiến bạn bị đi tiểu buốt khi có kinh nguyệt.

Ngoài ra, dị dứng xà phòng, giấy vệ sinh hay công cụ tránh thai,… cũng là nguyên nhân gây tiểu buốt thời kỳ có kinh.

Đi tiểu buốt có nguy hiểm không và cách xử trí thế nào?

Đi tiểu buốt khi có kinh có nguy hiểm không?

Thời kỳ kinh nguyệt, cơ quan sinh dục nữ giới luôn ẩm ướt dẫn đến chức năng bảo vệ các bộ phận liên đới hoạt động không hiệu quả do thay đổi nồng độ axit, nội tiết tố hay dịch nhầy. Đó là nguyên nhân tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công gây ra các bệnh nguy hiểm.

Hơn nữa, tử cung có xu hướng dãn nở vào thời kỳ kinh nguyệt cộng với cơ quan sinh dục luôn ẩm ướt chính là nguyên nhân cho vi khuẩn xâm nhập. Nếu vệ sinh vùng kín không cẩn thận sạch sẽ chị em phụ nữ rất dễ mắc phải một số bệnh do vi khuẩn gây ra như tiểu buốt.

Tiểu buốt khi có kinh cực kỳ nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời

Tiểu buốt khi có kinh cực kỳ nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời

Có kinh bị tiểu buốt nếu để lâu không chữa kịp bệnh sẽ trở nặng thành bệnh mãn tính. Điều đó ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh, thậm chí có người còn bị vô sinh do chủ quan với bệnh này.

Vì thế, nếu bị tiểu buốt (nhất là tiểu buố trong thời kỳ “đèn đỏ”, hãy đến ngay bệnh viện để bác sĩ tiến hành thăm khám và điều trị tiểu buốt hiệu quả.

Đi tiểu buốt khi có kinh xử lý như thế nào?

Tình trạng có kinh bị tiểu buốt kéo dài cần phải đến cơ sở y tế để thăm khám, tìm ra nguyên nhân và có cách điều trị kịp thời.

Nếu trong thời kỳ kinh nguyệt mà bị tiểu buốt, cần lưu ý một số điểm sau:

+ Thường xuyên vệ sinh vùng kín và vệ sinh sạch sẽ nhất là trong thời kỳ có kinh để không cho vi khuẩn có cơ hội xâm nhập gây ra tiểu buốt. Sử dụng dung dịch vệ sinh không chứa hóa chất, không tự ý thụt rửa cơ quan sinh dục tránh vi khuẩn có cơ hội tấn công.

Cần vệ sinh vùng kín sạch sẽ để không bị tiểu buốt nhất là thời kỳ

Cần vệ sinh vùng kín sạch sẽ để không bị tiểu buốt nhất là thời kỳ “đèn đỏ”

+ Vệ sinh xong cần lau khô từ trước ra sau, không làm ngược lại vì vi khuẩn có thể dễ dàng xâm nhập. Thay băng vệ sinh 3-4 lần/ngày, không để quá lâu vì vi khuẩn dễ  xâm nhập gây ra viêm nhiễm.

+ Không bơi lội hay tập thể thao quá sức trong thời kỳ có kinh nguyệt.

+ Có chế độ ăn uống phù hợp để đảm bảo sức khỏe.

Những thông tin trên đây hy vọng có thể giúp ích cho những ai bị đi tiểu buốt khi có kinh nguyệt. Hãy quan tâm, bảo vệ vùng kín của chính mình để không cho vi khuẩn có cơ hội tấn công gây ra những căn bệnh này.

>> Click xem ngay: Đi tiểu buốt có quan hệ được không? Nguyên nhân và cách điều trị

Nguyễn Lâm Vy (tổng hợp)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo