Biến chứng của viêm bàng quang ở trẻ em cha mẹ nên biết để phòng tránh
Viêm bàng quang ở trẻ em là căn bệnh gây ra nhiều phiền toái và để lại các biến chứng khôn lường. Vì thế, cha mẹ cần hết sức chú ý khi con mình bị mắc chứng bệnh này. Tuy nhiên, nhiều phụ huynh do không hiểu biết về bệnh mà chủ quan không điều trị, đến khi bệnh của con quá nặng và gây ra biến chứng thì mới vội vàng đi chữa bệnh. Vậy triệu chứng viêm bàng quang ở trẻ em là gì và biến chứng như thế nào? Câu trả lời sẽ có trong bài viết dưới đây.
Bạn nên đọc:
> Viêm bàng quang có thai được không và nỗi lo vô sinh của người bệnh
> Người bệnh viêm bàng quang nên ăn gì và kiêng gì là tốt nhất?
Có thể nói, viêm bàng quang ở trẻ nhỏ rất nguy hiểm. Khi trẻ bị bệnh, ngoài việc gây khó khăn trong việc đi vệ sinh còn rất dễ có những biến chứng nguy hiểm nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời.
Viêm bàng quang là chứng bệnh về đường tiết niệu mà trẻ nhỏ dễ bị mắc. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến căn bệnh viêm bàng quang ở trẻ em nhưng chủ yếu là do không được vệ sinh vùng kín sạch sẽ khiến vi khuẩn tấn công và gây viêm nhiễm. Con đường vi khuẩn tấn công chủ yếu là từ hậu môn hay từ bên ngoài xâm nhập vào lỗ tiểu, bàng quang của trẻ và gây bệnh.
Ngoài ra, việc trẻ nhỏ thường xuyên phải đóng bỉm, mặc quần áo bẩn cũng là nguyên nhân gây viêm bàng quang. Yếu tố cấu tạo bộ phận sinh dục của trẻ cũng là nguyên nhân gây bệnh. Theo đó, trẻ nam có bao quy đầu dài hay hẹp, còn bé gái có ống niệu đạo ngắn khiến bàng quang dễ bị vi khuẩn xâm nhập.
Dấu hiệu nhận biết viêm bàng quang ở trẻ nhỏ
Triệu chứng viêm bàng quang ở trẻ em rất rõ rệt, tuy nhiên từng vào độ tuổi mà có triệu chứng khác nhau. Trẻ càng lớn tuổi các triệu chứng càng rõ ràng hơn và dễ phát hiện hơn. Viêm bàng quang ở trẻ nhỏ thường có các dấu hiệu sau:
Biểu hiện viêm bàng quang ở trẻ em như thế nào?
– Sốt, sốt nhẹ kéo dài, thường xuyên tỏ ra khó chịu, hay cáu gắt, hay quấy khóc.
– Hệ tiêu hóa bị rối loạn, tiêu chảy, nôn mửa, khó khăn khi đi tiểu, đi tiểu kêu đau.
– Với trẻ lớn hơn thường có các triệu chứng như: tiểu rắt, tiểu đau, nước tiểu có màu đục và có mùi khó chịu, nhiều trẻ còn bị tiểu ra máu hay ra mủ.
– Trẻ sơ sinh bị viêm bàng quang ít có triệu chứng hơn và triệu chứng rất mơ hồ nên rất khó phát hiện. Các triệu chứng thường nhầm lẫn với một số bệnh khác về đường ruột. Đó cũng chính là nguyên nhân trẻ sơ sinh được phát hiện bệnh muộn hơn và khó điều trị hơn.
Biến chứng nguy hiểm của viêm bàng quang ở trẻ em
Viêm bàng quang ở trẻ nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Trong những biến chứng của viêm bàng quang có những bệnh sau:
-
Suy thận
Trẻ viêm bàng quang nặng sẽ bị đi tiểu ra máu, tình trạng kéo dài dẫn đến thiếu máu. Bệnh cứ kéo dài không chữa trị có thể dẫn đến suy thận ở trẻ.
Hơn nữa, viêm bàng quang ở trẻ khiến trẻ bị đau khi đi tiểu từ đó dẫn đến tình trạng bé sợ tiểu và nhịn tiểu. Tình trạng kéo dài làm cho hệ bài tiết nước tiểu bị rối loạn và thận là bộ phận lọc cũng sẽ bị ảnh hưởng. Ảnh hưởng nghiêm trọng nhất của suy thận là tử vong.
-
Viêm bàng quang ở trẻ em gây viêm nhiễm bộ phận xung quanh
Hầu hết trẻ bị viêm bàng quang sẽ dẫn đến viêm nhiễm những bộ phận xung quanh bộ phận sinh dục như: niệu đạo, tuyền tiền liệt,.. Do vi khuẩn tích tụ ở lỗ tiểu, khi không có biện pháp điều trị vi khuẩn sẽ lây lan sang các bộ phận khác khiến các bộ phận đó bị viêm nhiễm.
Viêm bàng quang ở trẻ em khiến trẻ khó chịu, hay cáu gắt và quấy khóc
-
Ảnh hưởng sâu sắc đến tâm lý của trẻ
Trẻ bị viêm bàng quang dẫn đến khó chịu, thường xuyên cáu gắt vì đau và khó đi tiểu. Từ đó dẫn đến tâm lý sợ đi tiểu, áp lực và mệt mỏi.
Các biến chứng viêm bàng quang ở trẻ vô cùng nguy hiểm vì thế bố mẹ cần hết sức chú ý đến những biểu hiện của trẻ để phát hiện bệnh kịp thời. Khi bệnh được phát hiện và chữa trị sớm thì đây không phải là một chứng bệnh đáng lo ngại nữa.
Cha mẹ nên làm gì để phòng tránh bệnh viêm bàng quang cho con?
Vì trẻ còn nhỏ nên khó có thể tự mình chăm sóc bản thân tốt. Do đó để điều trị và phòng tránh bệnh viêm bàng quang ở trẻ em, cha mẹ nên chú ý nhiều hơn đến sinh hoạt hàng ngày của trẻ. Vậy cha mẹ nên làm gì để giúp con tránh xa được căn bệnh này?
– Vệ sinh sạch sẽ cơ thể cho trẻ, đặc biệt là cơ quan sinh dục để tránh vi khuẩn xâm nhập và gây bệnh.
– Nếu trẻ còn quá nhỏ và thường xuyên phải đóng bỉm, cha mẹ nhớ thay bỉm thường xuyên cho con. Với trẻ sơ sinh cứ cách 2 – 3 tiếng là nên thay một lần, còn với những trẻ lớn hơn là khoảng 5 – 6 tiếng. Khi thay, các cha mẹ nhớ dùng khăn mềm và nước ấm vệ sinh cơ quan sinh dục cho trẻ để tránh vi khuẩn bám lại trên da và gây viêm bàng quang ở trẻ em.
Nên vệ sinh sạch sẽ cơ quan sinh dục để loại bỏ vi khuẩn gây bệnh cho trẻ
– Cắt móng tay cho trẻ, tránh để trẻ chạm nhiều vào cơ quan sinh dục vì vi khuẩn có thể từ tay bé xâm nhập vào bên trong cơ thể qua đường tiểu và làm tình trạng viêm bàng quang ở trẻ em trở nên nghiêm trọng hơn.
– Cho trẻ ăn những món ăn dễ tiêu hóa và giàu dinh dưỡng, không cho trẻ ăn đồ nhiều dầu mỡ và cho trẻ uống đủ nước.
– Tuyệt đối không trẻ mặc quần áo quá chật và ẩm ướt vì đó sẽ là điều kiện tốt cho vi khuẩn tấn công vào cơ thể bé.
Trên đây là triệu chứng, các biến chứng của bệnh viêm bàng quang ở trẻ em cũng như những lưu ý cha mẹ nên thực hiện. Các bậc làm cha mẹ hãy quan tâm đến con nhiều hơn và xây dựng cho con những thói quen sinh hoạt lành mạnh để hạn chế tối đa các bệnh lý xảy ra ở trẻ nhỏ.
Xem thêm:
Khám viêm bàng quang ở đâu tốt nhất Hà Nội – thông tin nam giới nên biết
Thu Hiền (tổng hợp)
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!