Xem ngay để biết bệnh viêm bàng quang nữ có dấu hiệu gì và chữa trị ra sao?
Bệnh viêm bàng quang nữ nhận biết thế nào, chữa trị bằng cách nào nhanh khỏi là lo lắng của rất nhiều chị em khi gặp các triệu chứng rối loạn đường tiểu khó chịu và phiến toái. Thấu hiểu được lo lắng đó, các bác sĩ chuyên khoa sẽ giúp chị em có được câu trả lời trong nội dung bài viết sau.
Viêm bàng quang ở nam giới là căn bệnh khiến nhiều quý ông đau đầu, lo lắng và bệnh viêm bàng quang nữ lại khiến các chị em đứng ngồi không yên. Khi mắc bệnh, cả nam và nữ đều có các dấu hiệu chung đó là rối loạn đường tiểu. Trong bài viết hôm nay, chúng tôi tập trung giúp chị em nhận biết đầy đủ các dấu hiệu viêm bàng quang nữ ngoài rối loạn đường tiểu để thăm khám và chữa trị hiệu quả.
Dấu hiệu viêm bàng quang ở nữ giới thường gặp
Bàng quang là một bộ phận thuộc đường tiết niệu nữ giới, có chức năng chứa nước tiểu, co bóp và đẩy nước tiểu ra ngoài qua cửa bàng quang và ống tiểu. Do cấu tạo đặc biệt và vị trí trong hệ bài tiết nên bàng quang rất dễ bị viêm nhiễm.
Viêm bàng quang là tình trạng bàng quang bị vi khuẩn, nấm và các mầm bệnh khác xâm nhập gây viêm nhiễm. Khi bị bệnh viêm bàng quang ở nữ, chị em thường có các triệu chứng dễ nhận biết sau:
-
Rối loạn đường tiểu
Nếu bỗng nhiên bạn nhận thấy mình đi tiểu nhiều lần trong ngày, mỗi lần đi tiểu có cảm giác nóng rát, tiểu rắt, khó tiểu, lượng nước tiểu ít hoặc chỉ nhỏ giọt có thể bạn đã bị viêm bàng quang ở nữ. Rối loạn đường tiểu khiến nhiều chị em ám ảnh, sợ hãi mỗi lần đi tiểu.
Bệnh viêm bàng quang nữ gây ra các triệu chứng khó chịu
Bên cạnh đó, phụ nữ viêm bàng quang sẽ nhận thấy nước tiểu có màu đục, vàng đậm, mùi khai nồng, hôi hoặc có thể lẫn sợi máu, nước tiểu màu hồng, đỏ nếu bị viêm nhiễm nặng gây xuất huyết bàng quang.
Nhiều chị em khi nhận thấy dấu hiệu bệnh viêm bàng quang ở nữ giới rối loạn tiểu tiện lại nhầm tưởng là triệu chứng của tình trạng nóng trong và tìm đến các loại lá mát. Tuy nhiên, uống lá mát không thể giải quyết được bệnh nên khi nhận thấy các dấu hiệu trên bạn hãy thăm khám ngay nhé.
-
Đau và căng tức bụng dưới
Bệnh viêm bàng quang nữ làm gia tăng áp lực bàng quang, vùng chậu, cùng tình trạng xung huyết bàng quang khiến bụng dưới có cảm giác căng tức và khó chịu. Chị em có thể cảm nhận rõ áp lực lên bàng quang và vùng chậu trong mỗi lần đi tiểu.
Bệnh viêm bàng quang ở phụ nữ nghiêm trọng, viêm nhiễm do mắc sỏi đường tiết niệu có thể gây đau lưng, đau mạn sườn do rối loạn lượng bạch cầu trong xương hoặc do tác động của sỏi đường tiết niệu đến vùng xương chậu, thắt lưng.
-
Các dấu hiệu bệnh viêm bàng quang nữ khác
Ngoài các biểu hiện kể trên, viêm nhiễm bàng quang có thể gây ra các triệu chứng cơ thể như sốt nhẹ do viêm nhiễm cấp tính, cơ thể mệt mỏi, suy nhược, chán ăn, tinh thần căng thẳng, dễ cáu gắt, rối loạn kinh nguyệt…
Triệu chứng bệnh viêm bàng quang nữ cận lâm sàng bằng các xét ghiệm nước tiểu có sự xuất hiện của tác nhân gây bệnh hoặc hồng cầu trong nước tiểu. Vậy, chữa viêm nhiễm bàng quang bằng cách nào? Câu trả lời sẽ có ngay sau đây.
Chữa bệnh viêm bàng quang nữ triệt để bằng cách nào?
Cũng giống như viêm nhiễm bàng quang ở nam giới, cách chữa viêm bàng quang ở phụ nữ cũng cần tuân thủ nguyên tắc chữa trị sớm nhất có thể khi có các dấu hiệu bệnh.
Việc chần chừ thăm khám và chữa viêm bàng quang ở nữ khiến bệnh ngày càng nặng, tái phát nhiều lần không chỉ gây đau đớn, khó chịu mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe, khả năng sinh sản và chất lượng cuộc sống của chị em.
Vì vậy, khi nhận thấy các dấu hiệu bệnh, chị em nên thăm khám ngay để được chữa trị hiệu quả. Căn cứ vào kết quả khám bệnh, bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn cách điều trị hiệu quả. Các cách chữa bệnh thường được áp dụng là:
1. Điều trị viêm bàng quang ở phụ nữ bằng thuốc
Sau khi đã xác định được tác nhân gây bệnh cụ thể, bác sĩ có thể chỉ định các loại thuốc mà chủ yếu là thuốc kháng sinh để tiêu diệt các tác nhân, nguyên nhân gây viêm bàng quang cụ thể.
Điều trị viêm bàng quang nữ bằng thuốc
– Các loại thuốc chữa viêm bàng quang ở nữ giới với liệu trình từ 3 – 5 ngày bao gồm: Thuốc Trimethoprim sulfamethoxazol, Cephalexin, Amoxycillin, Norfloxacin…
– Đối với viêm bàng quang khi mang thai, sau sinh bác sĩ sẽ cân nhắc chỉ định thuốc để không gây hại đến thai nhi hoặc trẻ sơ sinh. Các loại thuốc chữa viêm nhiễm tại bàng quang dành riêng cho thai phụ với liều lượng phù hợp thường là Cephalexin (500mg), Amoxycillin, phác đồ kháng sinh chuyên biệt nếu thấy nước tiểu có vi khuẩn niệu.
– Đối với viêm bàng quang tái phát, ngoài liều lượng và liệu trình thuốc điều trị viêm nhiễm, người bệnh cần kết hợp phác đồ thuốc chữa trị duy trì ít nhất trong 3 tháng.
2. Các thủ thuật ngoại khoa chữa bệnh viêm bàng quang nữ
Trường hợp viêm nhiễm do hẹp niệu đạo, bác sĩ có thể chỉ định thủ thuật nong niệu đạo hay tạo hình lỗ tiểu bằng cách mở rộng lỗ tiểu, sử dụng ống nong và dụng ụ y tế chuyên biệt.
Ngoài ra, có thể áp dụng kỹ thuật đặt ống thông tiểu, dẫn lưu nước tiểu và dịch mủ trong bàng quang, rửa bàng quang để loại bỏ mầm bệnh, kết hợp với phác đồ thuốc chữa viêm nhiễm.
Đối với bệnh viêm bàng quang nữ do sỏi đường tiết niệu, cần thiết phải điều trị loại bỏ sỏi, phẫu thuật lấy sỏi ra ngoài để điều trị dứt điểm viêm nhiễm, tránh bệnh tái phát nhiều lần và gây đau đớn cho người bệnh.
Bài thuốc chữa viêm bàng quang bằng Đông y
3. Điều trị viêm bàng quang bằng Đông y
Trong Đông y cũng có những bài thuốc chữa viêm bàng quang ở phụ nữ hiệu quả, lành tính và ít tác dụng phụ. Các bài thuốc có thể kể đến là:
– Bài thuốc 1: 20g bồ công anh, rau má, thài lài tía, cam thảo dây, mộc thông mỗi thứ 12g, cây mã đề 16g. Sắc kỹ với nước uống trong ngày, mỗi ngày 1 thang.
– Bài thuốc 2: Sinh địa, mộc thông, hoàng cầm, đăng tâm mỗi vị 12g, cam thảo 6g, lá tre 16g. Sắc lấy nước uống trong ngày, mỗi ngày 1 thang, liên tục trong 1 tháng.
– Bài thuốc 3: Sài hồ, củ mạch, biển súc, hoàng cầm, hoạt thạch mỗi thứ 12g; bồ công anh, tỳ giải mỗi thứ 20g, mộc thông 6g. Bạn đem sắc uống mỗi ngày 1 thang để các triệu chứng bệnh nhanh thuyên giảm.
Những lưu ý khi bị viêm nhiễm bàng quang ở nữ giới
Rõ ràng viêm bàng quang là bệnh lý không thể coi thường vì có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người bệnh. Ngoài việc thăm khám và điều trị tích cực tại cơ sở y tế, bệnh nhân cần lưu ý những điều sau:
– Vệ sinh vùng kín hàng ngày sạch sẽ, không nên lạm dụng nhiều dung dịch vệ sinh, không xả vòi nước trực tiếp vào vùng kín.
– Có chế độ ăn uống, sinh hoạt điều độ, nên tuân thủ tư vấn của bác sĩ viêm bàng quang ăn gì, uống gì. Đặc biệt uống nhiều nước, đảm bảo ít nhất 2 – 2,5 lít nước/ ngày, bổ sung thêm các loại nước ép hoa quả mát và lợi tiểu.
– Kiêng quan hệ tình dục cho đến khi bệnh viêm bàng quang nữ được chữa trị thành công, quan hệ tình dục an toàn sau khi điều trị.
Thăm khám, xét nghiệm bệnh viêm bàng quang nữ
– Chỉ sử dụng thuốc do bác sĩ chỉ định, tuyệt đối không được tự ý mua và sử dụng thuốc vì có thể làm nghiêm trọng hơn các triệu chứng bệnh.
– Đi tiểu ngay khi buồn tiểu, vệ sinh sạch sẽ sau mỗi lần đi vệ sinh, tuyệt đối không nhịn tiểu.
Những lưu ý này đồng thời cũng là cách để chị em phòng bệnh viêm nhiễm bàng quang mà chị em có thể thực hiện để không mắc phải những rắc rối mà căn bệnh này gây ra.
Mong rằng, với những thông tin về bệnh viêm bàng quang nữ trên đây, người bệnh có thể nhận biết và có cách điều trị hiệu quả để nhanh chóng thoát khỏi các triệu chứng khó chịu. Sức khỏe là tài sản quý giá nhất của con người nên bạn đừng lơ là chủ quan với bất cứ bệnh lý nào trong đó có viêm nhiễm bàng quang.
>> Xem thêm: Viêm bàng quang chảy máu nguy hiểm nếu không cấp cứu kịp thời
Thanh Thu (Tổng hợp)
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!