Bị tiểu buốt, tiểu ra máu có nguy hiếm không?

Tiểu buốt, tiểu ra máu là chứng bệnh thường xuyên xảy ra ở cả nam và nữ nó khiến người bệnh cảm thấy lo lắng và khó chịu. Vì sao lại bị tiểu buốt tiểu ra máu và bệnh này có nguy hiểm không là câu hỏi mà nhiều người quan tâm.

Thế nào là tiểu buốt, tiểu ra máu?

Nguyên nhân dẫn đến tiểu buốt, tiểu ra máu là do nhiễm trùng, nhiễm đường tiết niệu (ở nữ giới nhiều hơn so với nam giới). Do cấu tạo của bộ phận sinh dục của nữ giới nên vi khuẩn dễ dàng xâm nhập và đó là những nguyên nhân gây ra tiểu buốt, tiểu ra máu.

Tiểu buốt, tiểu ra máu thường có các triệu trứng như: đi tiểu nhiều lần trong ngày nhưng mỗi lần đi lượnng nước tiểu không nhiều (gần giống với tiểu rắt). Mỗi lần đi tiểu sẽ cảm thấy đau buốt vô cùng, nước tiểu có màu đục và có mùi rất hôi. Nếu tình trạng bệnh nặng sẽ dẫn đến tiểu ra máu (tức có lẫn máu trong nước tiểu).

Tiểu buốt, tiểu ra máu có nguy hiểm không?

Tiểu buốt, tiểu ra máu là một trong những hiện tượng báo hiệu người bệnh bị nhiễm trùng đường tiểu do vi khuẩn gây ra. Tiểu buốt không nguy hiểm, tuy nhiên nếu để bệnh quá nặng dẫn đến tiểu ra máu thì rất nguy hiểm vì rất có thể nó gây ra một trong những bệnh sau:

Viêm niệu đạo mãn tính: nếu bị tiểu buốt thì khi đi tiểu nước tiểu sẽ có màu đục và để bệnh nặng có thể đi tiểu ra máu. Bệnh càng lâu càng kho chữa và trở thành bệnh mãn tính.

Bị tiểu buốt không nguy hiểm nhưng nếu để nặng thành tiểu ra máu thì rất nguy hiểm

Bị tiểu buốt không nguy hiểm nhưng nếu để nặng thành tiểu ra máu thì rất nguy hiểm

Viêm bàng quang cấp tính: đau tức vùng bụng dưới, nước tiểu có mùi là hiện tượng thường thấy nhất ở người bị tiểu buốt, tiểu ra máu. Nếu để bệnh quá lâu mà không chữa trị có thể dẫn đến viêm bàng quang cấp.

Sỏi thận, viêm bể thận: viêm nhiễm ngược dòng là nguyên nhân gây tiểu buốt, tiểu ra máu, nếu để quá lâu sẽ khiến chức năng thận bị suy giảm nguy cơ dẫn đến tử vong rất cao.

U xơ ống tiểu hay ung thư đường tiết niệu: tiểu buốt để quá nặng có thể biến chứng thành u xơ ống tiểu và ung thư đường tiết niệu. Vì thế, khi bị tiểu buốt cần được chữa trị ngay để không bị nặng đến nỗi tiểu ra máu và nguy cơ bệnh biến chứng nặng.

Chữa tiểu buốt, tiểu ra máu như thế nào?

Bị tiểu buốt, tiểu ra máu cần phải được điều trị kịp thời để bệnh không bị biến chứng

Bị tiểu buốt, tiểu ra máu cần phải được điều trị kịp thời để bệnh không bị biến chứng

Chữa tiểu buốt tiểu ra máu có nhiều cách, tùy thuộc vào thực trạng bệnh của mỗi người mà sử dụng cách khác nhau cho phù hợp. Có nhiều người sử dụng các bài thuốc nam như mồng tơi, bí xanh, phượng vĩ, bèo cái,…để chữa trị tiểu buốt, tiểu ra máu. Có người sử dụng thuốc tây để làm hạn chế căn bệnh này. Tuy nhiên, để việc điều trị đạt kết quả cao nhất và không để lại biến chứng về sau, tốt nhất bạn nên đi khám bác sĩ để biết nguyên nhân gây bệnh và có cách điều trị tiểu buốt hợp lý.

Một số lời khuyên cho người tiểu buốt, tiểu ra máu

– Uống nhiều nước lọc hàng ngày để thanh lọc cơ thể (2-2.5 lít/ngày). Tuy nhiên, với những người vận động mạnh thì không nên uống nhiều nước, hoặc trước khi đi ngủ cũng không nên uống quá nhiều.

– Hạn chế sử dụng các đồ có chất kích thích như rượu bia, thuôc lá, ma túy,…

– Đồ cay nóng trong bữa ăn hàng ngày cũng nên hạn chế.

Bị tiểu buốt, tiểu ra máu cần được chữa trị kịp thời

Nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám và có biện pháp điều trị hợp lý nếu bị tiểu buốt

– Tạo thói quen đi vệ sinh đều đặn vừa tốt cho bàng quang vừa không bị rò rỉ nước tiểu một cách bất ngờ. Nếu lịch trình đi tiểu không được đều, người bệnh nên tham gia một lớp vật lý trị liệu nhằm tăng cường sàn chậu.

Tiểu buốt, tiểu ra máu nếu không được chữa trị kịp thời rất có thể sẽ để lại hậu quả nghiêm trọng vì thế cần đến các cơ sở y tế để được các bác sĩ chuyên khoa tiến hành thăm khám và tìm ra nguyên nhân cũng như đưa ra cách điều trị hợp lý.

Những thông tin trên đây chính là câu trả lời cho câu hỏi bị tiểu buốt, tiểu ra máu có nguy hiểm không. Xin trả lời là có, nếu để tình trạng bệnh quá lâu, quá nặng không được chữa trị kịp thời. Vì thế, nếu bị tiểu buốt, hãy đến ngay bác sĩ để được thăm khám và điều trị để bệnh không có nguy cơ bị chuyển nặng.

>> Có thể bạn quan tâm: Mách bạn bài thuốc dân gian chữa bệnh tiểu buốt hiệu quả

Nguyễn Lâm Vy (tổng hợp)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo