Chấn thương niệu đạo và những thông tin nam giới không nên bỏ qua
Chấn thương niệu đạo là một tình trạng bệnh lý rất thường gặp ở nam giới. Những chấn thương này cần được điều trị một cách kịp thời và hiệu quả để tránh khỏi những biến chứng trong sức khỏe sau này. Trong bài viết ngày hôm nay, chúng ta sẽ đi vào tìm hiểu về tình trạng chấn thương niệu đạo ở nam giới để từ đó có được cách phòng tránh phù hợp nhất.
Bạn nên đọc:
> Viêm niệu đạo nam kiêng gì để không ảnh hưởng đến sức khỏe?
> Bệnh viêm niệu đạo nam có nguy hiểm không và cách phòng tránh
Chấn thương niệu đạo ở nam giới và nguyên nhân gây bệnh?
Niệu đạo là bộ phận của hệ tiết niệu ở nam giới. Nó có cấu tạo giống như một ống dài nối từ bàng quang ra lỗ tiểu để thải nước tiểu ra ngoài môi trường. Bên cạnh đó, nó còn là con đường để đưa các tinh trùng xuất ra ngoài.
Niệu đạo thường được chia ra làm niệu đạo sau và niệu đạo trước. Theo đó, các nguyên nhân gây ra chấn thương niệu đạo cũng như các triệu chứng bệnh lý của hai phần này cũng khác nhau. Vậy chấn thương niệu đạo ở nam giới do đâu mà có? Chúng ta sẽ đi vào phân tích cụ thể nguyên nhân của từng loại chấn thương niệu đạo.
1. Nguyên nhân gây chấn thương niệu đạo trước
Chấn thương niệu đạo trước bắt nguồn từ những va chạm mạnh từ bên ngoài. Khi nam giới bị trượt ngã ở cầu thang hoặc do những va chạm khi đi xe đạp sẽ tạo thành những chấn thương ở vùng niệu đạo trước.
Nguyên nhân nào khiến nam giới bị chấn thương niệu đạo?
Bên cạnh đó, chấn thương niệu đạo trước còn xảy ra khi nam giới bị các vật sắc nhọn đâm phải. Trong trường hợp này, bệnh nhân cần được cấp cứu ngay lập tức để có thể điều trị kịp thời.
2. Nguyên nhân chấn thương niệu đạo sau
Niệu đạo sau thường gắn liền với xương chậu, do đó, những chấn thương ở vùng nầy hầu hết đều liên quan đến các bệnh lý về xương chậu như gãy xương chậu. Trong cuộc sống hàng ngày, bệnh nhân khó tránh khỏi những tai nạn và va chạm mạnh. Điều này có thể khiến xương chậu bị vỡ và đâm vào niệu đạo gây ra chấn thương.
Bên cạnh đó, việc dây chằng mu niệu đạo kéo niệu đạo tiền liệt theo một hướng cũng khiến cho niệu đạo bị kéo căng ra quá mức. Điều này có thể gay ra những chấn thương niệu đạo sau ở nam giới.
Có thể nói, chấn thương niệu đạo sau thường xuất phát từ những tai nạn trong cuộc sống hàng ngày liên quan đến niệu đạo và vùng chậu. Tuy nhiên, những tai nạn này cũng không xảy ra thường xuyên.
Dấu hiệu chấn thương niệu đạo ở nam giới
Thông qua các dấu hiệu bệnh lý, nam giới có thể biết được mình có bị chấn thương niệu đạo hay không. Vậy chấn thương niệu đạo có dấu hiệu như thế nào?
1. Dấu hiệu chấn thương niệu đạo trước
Đối với những nam giới bị chấn thương niệu đạo trước, nam giới sẽ cảm thấy cảm giác đau nhói ở vùng sinh hậu. Nhiều nam giới do bị va chạm vùng sinh hậu quá mạnh mà có thể bị ngất, nhiều người sau tai nạn còn đau đến mức không thể ngồi dậy hoặc đi lại được.
Chấn thương niệu đạo có triệu chứng như thế nào?
Bệnh nhân cũng có thể thấy máu chảy ra từ đầu dương vật của nam giới. Số lượng máu chảy nhiều hay ít còn phụ thuộc khá nhiều vào mức độ chấn thương của người bệnh. Máu có thể chảy ra theo từng đợt, lúc nhiều lúc ít. Trường hợp máu bị chảy quá nhiều và không thể cầm máu, bệnh nhân cần bịt chặt lại vùng lỗ tiểu và đến bệnh viện cấp cứu ngay lập tức.
Đặc biệt, nếu phần tầng sinh môn có dấu hiệu tụ máu hình cánh bướm hoặc tụ máu ở bìu thì khả năng nam giới bị chấn thương niệu đạo trước là khá cao.
2. Triệu chứng chấn thương niệu đạo sau
Dấu hiệu dễ nhận thấy nhất khi niệu đạo sau của nam giới bị chấn thương là bệnh nhân có thể bị sốc tùy thuộc vào mức độ chấn thương. Khi xương chậu bị vỡ, bệnh nhân khó có thể đi lại được và các cơn đau sẽ vô cùng dữ dội.
Nhiều người do quá đau đớn và tìm đến bệnh viện để khám. Khi chụp X-quang, nam giới có thể thấy được vùng xương chậu của mình bị vỡ ra. Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng sẽ gặp phải các triệu chứng như bí tiểu, căng tức bàng quang, chảy máu niệu đạo và đau quặn vùng chậu.
Ngoài ra, khi bệnh nhân đi tiểu, bạn có thể bị tiểu ra máu. Trong một vài trường hợp vùng xương chậu bị vỡ gây đứt ống niệu đạo, bệnh nhân sẽ bị chảy máu niệu đạo dữ dội, chụp X-quang sẽ thấy được máu vón cục trong bàng quang và đau quằn quại vùng hạ vị.
Những biến chứng nguy hiểm của chấn thương niệu đạo
Chấn thương niệu đạo là một cấp cứu ngoại khoa. Do đó, ngay khi phát hiện vùng niệu đạo của mình bị chấn thương, nam giới cần đến bệnh viện để được điều trị. Trường hợp giấu bệnh và không điều trị, tình trạng chấn thương niệu đạo này có thể dẫn đến nhiều biến chứng vô cùng nguy hiểm.
-
Gây ra các căn bệnh viêm nhiễm
Tầng sinh môn bị tổn thương sẽ tạo điều kiện tốt cho các vi khuẩn viêm nhiễm tấn công. Khi bị viêm, tầng sinh môn sẽ sưng tấy lên. Theo thời gian, nếu không được phát hiện và chữa trị, vi khuẩn từ vùng viêm nhiễm này sẽ lây lan sang các khu vực lân cận và gây ra bệnh lý viêm niệu đạo.
Chấn thương niệu đạo có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm
-
Hẹp niệu đạo
Đây là một biến chứng rất thường gặp ở nam giới sau khi bị chấn thương niệu đạo. Ngay sau khi bị tổn thương, việc chăm sóc và chữa trị không tốt khiến niệu đạo bị co nhỏ lại, lâu dần có thể gây ra hẹp niệu đạo hoàn toàn vô cùng nguy hiểm.
-
Bí tiểu
Biến chứng này xảy ra sau khi vùng niệu đạo bị chấn thương bị thu hẹp lại. Điều này sẽ bịt kín lối ra của nước tiểu, khiến người bệnh có cảm giác muốn đi tiểu tiện nhưng dù rặn thế nào nước tiểu cũng không ra. Nhiều trường hợp do bí tiểu quá nặng mà phải đến cấp cứu tại bệnh viện và tiến hành thông tiểu.
Các phương pháp điều trị chấn thương niệu đạo
Sau khi đến khám tại các cơ sở y tế, nếu bác sĩ nghi ngờ bạn bị chấn thương niệu đạo, họ sẽ tổng hợp các dấu hiệu lâm sàng rồi tiến hành một vài xét nghiệm. Chụp X-quang sẽ là phương pháp phổ biến nhất để phát hiện tình trạng chấn thương này. Thông qua các hình ảnh ghi lại được, bác sĩ sẽ phân tích mức độ chấn thương và đưa ra các cách điều trị phù hợp.
Nam giới nên điều trị chấn thương niệu đạo như thế nào?
Đối với những trường hợp chấn thương niệu đạo nhẹ, bệnh nhân vẫn có thể tiểu tiện được, bác sĩ sẽ tiến hành quan sát màu sắc nước tiểu của bệnh nhân. Nếu trong nước tiểu có máu và mủ nhiều, nguy cơ vị viêm nhiễm niệu đạo là khá cao. Khi đó, các loại thuốc kháng sinh, kháng viêm sẽ được ưu tiên hàng đầu. Sau khoảng 1 tuần, bác sĩ sẽ kiểm tra lại và thực hiện nong niệu đạo để hạn chế tình trạng hẹp niệu đạo sau chấn thương.
Với trường hợp chấn thương niệu đạo kết hợp với nhiễm trùng ở tầng sinh môn, các bác sĩ đưa ra phác đồ điều trị với các loại kháng sinh liều cao và tiến hành loại bỏ các cục máu đông trong bàng quang để tránh hoại tử.
Với trường hợp bệnh nhân chấn thương niệu đạo bị tiểu khó hoặc thậm chí không thể đi tiểu, bác sĩ sẽ tiến hành đặt một ống thông qua niệu đạo và bàng quang trong vài ngày cho đến khi niệu đạo lành lại. Trong trường hợp niệu đạo của bệnh nhân bị rách, bác sĩ sẽ tiến hành đặt ống thông trực tiếp từ bàng quang qua da bụng để đưa nước tiểu ra bên ngoài.
Khi bệnh nhân bị chấn thương niệu đạo quá nặng, bác sĩ cần mở thông bàng quang và đặt sonde niệu đạo rồi chỉnh lại niệu đạo. Bác sĩ sẽ tiến hành mổ lại và nối niệu đạo sau khoảng 3 tuần.
Bên cạnh việc điều trị các chấn thương niệu đạo, nam giới cũng nên lưu ý cải thiện những thói quen sinh hoạt hàng ngày để quá trình hồi phục bệnh diễn ra nhanh nhất.
Vừa rồi là những thông tin về tình trạng chấn thương niệu đạo ở nam giới. Mong rằng bài viết này sẽ giúp các quý ông tránh được các nguy cơ bị chấn thương và bảo vệ sức khỏe một cách tốt nhất. Chúc các bạn luôn khỏe!
Xem thêm:
Mách bạn thuốc chữa viêm niệu đạo nam giới an toàn và hiệu quả
Huyền Trang (T/h)
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!