Điểm đau niệu quản là gì? Cách xác định và những bệnh lý liên quan

Điểm đau niệu quản là dấu hiệu của khá nhiều bệnh lý. Tuy nhiên, không ít người còn thắc mắc rằng các điểm đau niệu quản là gì cũng như làm thế nào để xác định các điểm đau ấy. Các bạn nên biết rằng, mỗi điểm đau là dấu hiệu của các bệnh lý riêng biệt và chúng ta cần biết được đó là những bệnh lý gì để từ đó có được những phương pháp điều trị tốt nhất.

Bạn nên đọc:

>> Nguyên nhân gây viêm niệu đạo nam khiến không ít người ngã ngửa

>> Biểu hiện của viêm niệu đạo ở nam giới có thể bạn chưa biết

Niệu quản là gì?

Trước khi đi vào tìm hiểu về các điểm đau niệu quản, các bạn cần phải nắm được niệu quản là gì, để từ đó mới xác định được các cơn đau kia của bạn bắt nguồn từ đâu.

Niệu quản là một bộ phận nằm trong hệ tiết niệu của mỗi người. Nó có cấu tạo giống như một đường ống cơ (dài khoảng 25cm). Niệu quản có chức năng là con đường đưa nước tiểu từ bể thận xuống bàng quang và giúp cơ thể bài tiết nước tiểu.

Điểm đau niệu quản và niệu quản là gì?

Niệu quản là gì?

Theo Wikipedia, niệu quản bắt đầu từ chỗ nối với thận ở bể thận – một bộ phận có cấu tạo giống như ống phễu dùng để chứa nước tiểu sau khi đã được thận lọc ra. Chiều dài của niệu quản phụ thuộc vào cơ thể, giới tính cũng như khoảng cách giữa thận và bàng quang.

Đối với người trưởng thành, niệu quản sẽ có độ dài trung bình từ 25 – 30cm, độ rộng của ống niệu quản khoảng 3 – 4 mm, khi dẫn nước tiểu căng lên thì rộng khoảng 5mm. Do đó, khi bộ phận này mắc phải bệnh lý gì thì nó sẽ gây ra các ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng tiểu tiện của nam giới.

Niệu quản có hình dáng giống như một đường ống dài và đều từ trên xuống dưới trừ 3 điểm hẹp là: Điểm đầu là chỗ nối từ niệu quản với bể thận, một điểm ở nơi niệu quản bắt chéo bó mạch thận (niệu quản đi ngang qua eo trên) và một điểm nữa ở trong thành bàng quang.

Cách xác định các điểm đau niệu quản như thế nào?

Niệu quản là một bộ phận nằm sâu trong phúc mạc, do đó khi bộ phận này bị đau thường rất khó phát hiện hoặc đôi khi cũng dễ bị nhầm lẫn sang bệnh lý ở các bộ phận lân cận. Vậy làm thế nào để xác định các điểm đau niệu quản?

Khi đi thăm khám, bác sĩ thường chỉ ra các điểm đau niệu quản chính như sau:

1. Điểm đau niệu quản phía trước

Trong điểm đau tại niệu quản phía trước, có thể phân thành 3 điểm đau cụ thể như sau:

  • Điểm đau niệu quản trên: Điểm đau này ở vị trí ngang rốn gặp bờ ngoài cơ thẳng to, tương ứng với chỗ hẹp điểm nối giữa niệu quản và bể thận.

xác định điểm đau niệu quản

Cách xác định các điểm đau niệu quản như thế nào?

  • Điểm đau niệu quản giữa: Điểm nối 1/3 ngoài và 2/3 trong đường nối 2 gai chậu trước trên.
  • Điểm đau niệu quản dưới: Nằm trong thành bàng quang chỗ niệu quản đổ vào bàng quang. Vì không sờ được nên cách khám điểm đau niệu quản lúc này sẽ là các bác sĩ tiến hành khám trực tràng ở nam giới hoặc âm đạo ở nữ giới.

2. Điểm đau niệu quản phía sau

Khi thăm khám điểm đau niệu quản phía sau, các bác sĩ sẽ chỉ ra các điểm đau là điểm ở sườn lưng và điểm ở sườn sống. Cụ thể như sau:

  • Điểm sườn lưng: Giao của bờ dưới xương sườn 12 và bờ ngoài cơ cạnh sống. Đau gặp trong viêm tụy cấp.
  • Điểm sườn sống: Góc xương sườn 12 và cột sống.

Các điểm đau này thường hình thành từ các bệnh lý trong cơ thể. Do đó, nếu thấy bản thân xuất hiện các cơn đau này, bạn cần đi khám ngay để tìm ra các biện pháp điều trị bệnh tốt nhất. Tuyệt đối bạn đừng bỏ qua các cơn đau này vì nó có thể dẫn đến những tác động có hại cho sức khỏe.

Những bệnh lý liên quan đến các điểm đau niệu quản

Sau khi đã xác định rõ được các điểm đau niệu quản, vấn đề mà những người bệnh quan tâm tiếp theo đó là các điểm đau ấy báo hiệu cho bệnh lý gì? Hiểu được tâm lý này, chúng tôi sẽ đưa ra giải đáp như sau:

Điểm đau niệu quản thường là dấu hiệu của một trong số các bệnh lý về đường tiết niệu, trong đó đáng lo ngại nhất là bệnh sỏi niệu quản. Căn bệnh này hình thành khi thận có sỏi và rơi lọt vào trong đường niệu quản, từ đó gây ra cho người bệnh những cơn đau dữ dội vùng ổ bụng.

Tuy nhiên, nhiều người lại nhầm lẫn những cơn đau này với các bệnh lý khác dẫn đến việc điều trị không hiệu quả.

Các bệnh lý liên quan đến điểm đau niệu quản

Các bệnh lý liên quan đến điểm đau niệu quản là gì?

Ba điểm hẹp ở niệu quản thường là ba điểm đau nhất khi người bệnh bị sỏi niệu quản. Bởi lẽ, điểm hẹp này sẽ khiến sỏi bị mắc kẹt lại và dẫn đến những cơn đau quặn cho người bệnh. Khi đó, người ta gọi đây là điểm đau thận niệu quản.

Số lượng sỏi xuất hiện trong niệu quản thường là một viên. Tuy nhiên có không ít trường hợp bệnh nhân bị sỏi nhiều và hình thành lên một chuỗi sỏi niệu quản dài. Khi đó, người bệnh sẽ dễ gặp phải tình trạng rối loạn tiểu tiện, ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống hàng ngày.

Đặc biệt, tại các vùng niệu quản bị mắc sỏi, nó sẽ thường gây ra tình trạng viêm nhiễm niệu quản, phần niệu quản trên sỏi sẽ phình to, còn phần niệu quản dưới sỏi sẽ thắt và co hẹp lại. Điều này gây cản trở cho quá trình đưa nước tiểu từ bể thận xuống bàng quang, gây ứ đọng nước ở bể thận, dẫn tình trạng thận ứ nước và hình thành ra các nang thận vô cùng nguy hiểm.

Ngoài ra, ở điểm đau niệu quản dưới (nơi nối giữa niệu quản và bàng quang) có thể là dấu hiệu của các bệnh lý như viêm bàng quang, sỏi bàng quang và viêm niệu đạo. Có lẽ nhiều người thắc mắc, tại sao điểm đau tại niệu quản lại có thể dẫn đến các bệnh lý này?

Bạn nên biết rằng, khi điểm đau niệu quản dưới gây ra viêm nhiễm và không được điều trị kịp thời, các vi khuẩn viêm nhiễm có thể tấn công sang bộ phận lân cận khác như: bàng quang, niệu đạo (vì lỗ niệu quản nằm dưới đáy bàng quang và gần với niệu đạo) và gây bệnh.

Trường hợp xấu nhất, các điểm đau niệu quản sẽ gây ra tình trạng viêm nhiễm lan rộng và có thể gây nhiễm trùng đường tiết niệu.

Những lưu ý trong sinh hoạt để hạn chế các điểm đau niệu quản

Những tác động từ sinh hoạt hàng ngày cũng là một trong những nguyên nhân hình thành lên các bệnh lý trong cơ thể. Do đó, để hạn chế các cơn đau niệu quản, bạn nên lưu ý một số điều sau:

  • Người bệnh nên bắt đầu từ cách thay đổi chế độ sinh hoạt hàng ngày, tăng cường rau xanh trong các bữa ăn. Đồng thời hạn chế ăn các đồ ăn quá nhiều đạm vì nó sẽ gây cản trở quá trình bài tiết của thận và dễ gây tích tụ axit uric (loại axit hình thành sỏi).

cách hạn chế điểm đau niệu quản

Không nên sử dụng các sản phẩm có hại để hạn chế các điểm đau niệu quản

  • Không sử dụng bia, rượu, các đồ uống có cồn, có gas, không hút thuốc lá vì các chất có hại trong những sản phẩm này có thể gây ra những tác động xấu cho cơ thể, đặc biệt là các bộ phận trong hệ tiết niệu.
  • Không nên sử dụng các sản phẩm như mỡ động vật, các loại đồ ăn chiên rán hoặc các thực phẩm đóng hộp chế biến sẵn.
  • Bên cạnh đó, bạn cũng nên cân bằng thời gian làm việc và nghỉ ngơi để cơ thể có thời gian phục hồi các chức năng và hạn chế suy nhược.
  • Việc bạn luyện tập thể dục thể thao thường xuyên cũng sẽ rất tốt cho việc ngăn ngừa các bệnh lý trong cơ thể. Do đó, việc thay đổi thói quen sinh hoạt hàng ngày của bạn là hoàn toàn cần thiết.

Trên đây là thông tin về các điểm đau niệu quản cũng như những bệnh lý liên quan đến các cơn đau này. Bệnh nhân nên lưu ý rằng, khi cơ thể xuất hiện các dấu hiệu và các cơn đau bất thường, bạn nên đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị bệnh một cách hiệu quả nhất.

Xem thêm: Khám viêm niệu đạo nam ở đâu chất lượng và uy tín nhất?

Huyền Trang (T/h)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo