Hẹp bao quy đầu là gì và những vấn đề nam giới cần hiểu rõ

Hẹp bao quy đầu là một trong những tình trạng bất thường ở bao quy đầu của nam giới. Đây là một bệnh lý nam khoa rất phổ biến hiện nay. Vậy, bệnh hẹp bao quy đầu là gì? Biểu hiện và cách chữa ra sao? Bạn đọc hãy theo dõi bài viết này của chúng tôi để có được câu trả lời.

Nên đọc:

>> Bệnh hẹp bao quy đầu ở trẻ là gì và cách điều trị như thế nào?

>> Cắt bao quy đầu bao lâu thì quan hệ được và những vấn đề cần nhớ

Hẹp bao quy đầu là gì?

Bao quy đầu của nam giới được hiểu là vùng và niêm mạc che phủ, bao bọc và bảo vệ quy đầu (hay phần đầu của dương vật) và niệu đạo. Với trẻ mới sinh lớp da bao quy đầu này sẽ dính vào quy đầu và có đặc điểm là không thể kéo xuống dễ dàng.

Theo Wikipedia, tùy vào độ tuổi khác nhau mà một bé trai có thể kéo tuột lớp da quy đầu. Tuy nhiên, có một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng có đến 95% nam giới có thể tự lột lớp da bao quy đầu này xuống trước khi đến tuổi trưởng thành.

Bao quy đầu với lớp da tuy mỏng manh này nhưng lại mang đến nhiều lợi ích như: Giúp nam giới duy trì được độ ẩm ở dương vật; ngăn ngừa sự xâm nhập của các vi khuẩn, những tác động từ bên ngoài…

Tuy nhiên, có một số bệnh bao quy đầu mà nam giới có thể gặp phải đó chính là bệnh hẹp bao quy đầu ở nam giới, dài bao quy đầu. Và hiện tượng hẹp bao quy đầu nếu ở dưới dạng bệnh lý thì chúng sẽ tiềm ẩn những tác hại đến sức khỏe của nam giới nhiều hơn dài bao quy đầu.

hẹp bao quy đầu là gì?

Hình ảnh hẹp bao quy đầu ở nam giới

Hẹp bao quy đầu là như thế nào? Đây là tình trạng lớp da của bao quy đầu ôm chặt lấy quy đầu của dương vật, không thể tự tụt khỏi quy đầu khi nam giới đến tuổi trưởng thành, thậm chí là khi cương cứng.

Theo các chuyên gia hẹp bao quy đầu được chia thành hai dạng chính: Hẹp bao quy đầu sinh lý và hẹp bao quy đầu bệnh lý. Hoặc bao quy đầu không hoàn toàn (thường gặp ở trẻ sơ sinh) và hẹp bao quy đầu hoàn toàn.

Thế nào là hẹp bao quy đầu sinh lý?

Hẹp bao quy đầu sinh lý chủ yếu gặp ở đối tượng trẻ sơ sinh đến trước bốn tuổi, hay vẫn thường được biết đến với tên gọi là hẹp bao quy đầu không hoàn toàn. Có thể hiểu một cách đơn giản về hẹp bao quy đầu sinh lý đó là tình trạng bao quy đầu bị dính vào với nhau để giúp bảo vệ quy đầu và lỗ tiểu cho trẻ khi trẻ mới được sinh ra. Theo quá trình trẻ lớn lên, lớp da này sẽ tự động tách ra khỏi nhau và từ đó trẻ sẽ có một bao quy đầu bình thường.

Tuy nhiên, nếu trẻ 3, 4 tuổi mà lớp da bao quy đầu này vẫn không thể tụt xuống khỏi quy đầu, đầu dương vật vẫn bị bị lớp da này che kín thì có thể trẻ đã bị hẹp bao quy đầu và kèm theo những triệu chứng điển hình.

Như thế nào là hẹp bao quy đầu bệnh lý

Dạng hẹp da quy đầu này thường xuất hiện ở những nam giới trưởng thành. Hẹp bao quy đầu bệnh lý hay vẫn thường được biết đến là hẹp bao quy đầu thứ phát. Đây thường là những hậu quả của viêm nhiễm, từ đó dẫn đến hình thành các sẹo xơ hóa ở những người không bị hẹp bao quy đầu sinh lý.

Ở dạng này, hẹp bao quy đầu lại được chia ra hai dạng nhỏ hơn đó là:

  • Bán hẹp bao quy đầu: Đây là tình trạng nam giới có thể lột bao quy đầu khi dương vật ở trạng thái bình thường. Tuy nhiên, khi dương vật ở trạng thái cương cứng thì lớp da bao quy đầu này không thể tự lột xuống, lúc này nó gây nên tình trạng thắt nghẽn tại đầu dương vật.
  • Hẹp bao quy đầu hoàn toàn: Đây là tình trạng mà nam giới không thể lột bao quy đầu dù dương vật ở trạng thái bình thường hoặc trạng thái cương cứng. Hẹp bao quy đầu khi cương gặp khó khăn sẽ ảnh hưởng đến sinh hoạt tình dục.

Như thế nào là hẹp bao quy đầu bệnh lý?

Hẹp bao quy đầu bệnh lý thường xảy ra ở nam giới đã trưởng thành

Hẹp bao quy đầu có phải là bệnh bẩm sinh và nó có di truyền không?

Thực tế đã có rất nhiều người thắc mắc về vấn đề này, nhất là việc hẹp bao quy đầu có di truyền không khiến không ít bà mẹ phải lo lắng.

Hẹp bao quy đầu là một tình trạng mà hầu hết nam giới đều gặp phải, từ trẻ sơ sinh. Và như chúng tôi đã nói, với trẻ sơ sinh thì đây là một hiện tượng bình thường, không phải bệnh lý. Lúc này lớp da bao quy đầu bị dính vào với nhau để bảo vệ lỗ tiểu khi trẻ mới được sinh ra. Chính vì vậy, hẹp bao quy đầu không thể coi là bệnh bẩm sinh.

Còn hẹp bao quy đầu có di truyền không? Theo các chuyên gia, nguyên nhân dẫn đến tình trạng hẹp bao quy đầu có thể là do bẩm sinh hoặc do một số tác động bên ngoài. Vì thế, nếu người cha có bị hẹp bao quy đầu thì không thể khẳng định được trẻ được sinh ra sau này cũng bị hẹp bao quy đầu.

Những dấu hiệu hẹp bao quy đầu

Ở trẻ nhỏ và nam giới trưởng thành thì hẹp bao quy đầu sẽ có những biểu hiện, dấu hiệu khác nhau. Nhưng thường những biểu hiện hẹp bao quy đầu ở người lớn, đã trưởng thành sẽ dễ dàng được nhận biết hơn.

Triệu chứng hẹp bao quy đầu ở trẻ

Khác với bao quy đầu bình thường, khi trẻ bị hẹp bao quy đầu sẽ có những triệu chứng nhận biết sau đây, và cha mẹ hãy quan sát thật kỹ “cậu nhỏ” của con để phát hiện sớm giúp khắc phục nhanh chóng.

+ Bao quy đầu của trẻ khi bị hẹp sẽ không lộn ra bên ngoài được.

+ Khi đi tiểu trẻ có hiện tượng rặn tiểu và lúc này bao quy đầu sẽ bị phồng lên và căng tròn.

+ Tia nước tiểu của trẻ yếu, ra chậm và đặc biệt là có hiện tượng nhiễm trùng tiểu tái phát.

Biểu hiện hẹp bao quy đầu ở người lớn

+ Khi cương cứng bao quy đầu sẽ không tuột ra ngoài được, lúc này nó chỉ lộ ra một ít phần lỗ tiểu và bao quy đầu.

+ Bao quy đầu có hiện tượng sưng đỏ.

+ Tại cơ quan sinh dục xuất hiện chất tiết giống như dịch mủ, kèm theo đó là có mùi hôi gây khó chịu…

Biểu hiện hẹp bao quy đầu ở người lớn

Ở người lớn khi mắc bệnh sẽ gặp hiện tượng sưng đỏ ở bao quy đầu

Hẹp bao quy đầu ở tuổi trưởng thành (hẹp bao quy đầu hoàn toàn) cần được phát hiện sớm và điều trị kịp thời để không ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và “cậu nhỏ”.

Nếu tình trạng này không được khắc phục sớm thì sẽ gây ra nhiều biến chứng đáng lo ngại, có thể kể đến như: Gây khó khăn cho việc tiểu tiện, ảnh hưởng đến sự phát triển của dương vật, gây ra các bệnh viêm nhiễm (viêm bao quy đầu, viêm đường tiết niệu, ung thư dương vật…); ảnh hưởng đến thận và chức năng sinh dục của nam giới.

Làm gì khi bị hẹp bao quy đầu và khi nào nên lột bao quy đầu?

Cần phải làm gì khi bị hẹp bao quy đầu?

Bao quy đầu không phải là một bệnh lý nam khoa nguy hiểm. Thế nhưng, nếu tình trạng này không được phát hiện sớm và khắc phục nó kịp thời thì hẹp bao quy đầu ở dạng nhẹ sẽ trở nên nghiêm trọng và bạn sẽ phải đối mặt với những tác động tiêu cực mà chúng tôi vừa kể trên.

Với đối tượng trẻ em, khi bé bị hẹp bao quy đầu phải làm sao? Lúc này các bậc cha mẹ không nên lo lắng. Sau khi quan sát và phát hiện con có dấu hiệu của hẹp bao quy đầu thì gia đình hãy nhanh chóng đưa con đến bệnh viện, phòng khám uy tín để kiểm tra.

Sau khi thăm khám, bác sĩ sẽ dựa vào độ tuổi cũng như mức độ hẹp bao quy đầu ở trẻ để đưa ra một phác đồ điều trị phù hợp. Với trẻ bị hẹp bao quy đầu có thể sử dụng các loại tuốc bôi chuyên dụng trong điều trị hoặc có thể tự nong bao quy đầu cho con tại nhà theo hướng dẫn của bác sĩ.

Còn nếu trẻ đã trên 6 tuổi mà bao quy đầu vẫn dính với quy đầu, đặc biệt trẻ bị viêm bao quy đầu, đầu chim bé bị đỏ hoặc sưng, khi đi tiểu có hiện tượng sưng phồng thì nên cắt bao quy đầu cho trẻ.

Còn với nam giới trưởng thành, nếu có dấu hiệu hẹp bao quy đầu thì hãy nhanh chóng đến bệnh viện, phòng khám để kiểm tra ngay. Cách chữa bệnh hẹp bao quy đầu ở người lớn có thể sử dụng các loại thuốc bôi hoặc thực hiện phương pháp phẫu thuật cắt bao quy đầu theo chỉ định của bác sĩ.

Nam giới bị hẹp bao quy đầu nếu ở mức độ bệnh lý cần phải nhanh chóng tiến hành cắt bao quy đầu. Thực hiện việc điều trị nhanh chóng giúp bạn tránh được việc hẹp bao quy đầu và biến chứng gây tác động xấu cho người bệnh như ung thư dương vật, viêm bao quy đầu…

Làm gì khi bị hẹp bao quy đầu?

Khi có dấu hiệu hẹp bao quy đầu bạn hãy nhanh chóng đến cơ sở y tế để được thăm khám

Bao nhiêu tuổi thì lột bao quy đầu cho trẻ là hợp lý?

Đây là một vấn đề có nhiều bậc cha mẹ quan tâm khi con mình bị hẹp bao quy đầu. Theo các chuyên gia, việc lột bao quy đầu khi nào còn tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người.

Bao quy đầu sẽ có thể tự lột trong khoảng tuổi từ 1 đến 4 tuổi. Và cha mẹ có thể giúp, hỗ trợ trẻ lột bao quy đầu khi bé ở tuổi từ 4 đến 8. Ở độ tuổi này lớp da tại bao quy đầu vẫn có độ co giãn tốt, không gây đau, lột bao quy đầu lúc này cũng không gây ra nhiều khó khăn.

Và cách tuột bao quy đầu như thế nào cho trẻ để đảm bảo an toàn thì cha mẹ hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để có cách thực hiện đúng và an toàn nhất. Tuyệt đối không được tuột bao quy đầu cho trẻ tại nhà khi chưa có hướng dẫn cụ thể của bác sĩ. Bởi điều này sẽ gây ra những tổn thương cho trẻ nếu không thực hiện đúng cách.

Có thể thấy rằng hẹp bao quy đầu là hiện tượng có thể gặp ở cả trẻ nhỏ và nam giới trưởng thành. Đặc biệt nếu nam giới không được chữa trị sớm thì những biến chứng bệnh gây ra là không hề nhỏ.

Chính vì vậy, lời khuyên cho bạn đọc, các bậc cha mẹ và nam giới trưởng thành đó chính là khi có dấu hiệu hẹp bao quy đầu thì hãy nhanh chóng đến cơ sở y tế để được tiến hành thăm khám. Bác sĩ sẽ đưa ra phương án phù hợp nhất cho bạn để khắc phục tình trạng này một cách nhanh chóng và đảm bảo an toàn.

> Xem Thêm: Bật mí các cách chữa hẹp bao quy đầu hiệu quả cho nam giới

Bùi Nam (T/h)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo