Những kiến thức cơ bản về tinh trùng ở nam giới bạn nên biết

Hầu hết chúng ta đều biết rằng tinh trùng là một yếu tố quan trọng để quyết định tới khả năng sinh sản. Tuy nhiên không phải ai cũng nắm rõ tinh trùng sinh ra từ đâu, cấu tạo chức năng như thế nào và làm sao để biết “tinh binh” đang gặp vấn đề nào đó để có cách tăng chất lượng tinh trùng hiệu quả. Trong bài viết hôm nay chúng tôi sẽ giúp các bạn trang bị thêm một số kiến thức về vấn đề này. Mời các bạn tham khảo!

>> Tinh trùng có máu là bệnh gì? Cách điều trị bệnh như thế nào?

1. Tinh trùng là gì?

Tinh trùng là một tế bào bội nhiễm sắc thể đơn bội. Chúng có khả năng di chuyển trong đường sinh dục của phụ nữ và kết hợp với trứng hình thành thai nhi.

# Tinh trùng sinh ra từ đâu?

Tinh trùng được tạo ra từ ống sinh tinh trong tinh hoàn. Trong tinh hoàn chứa nhiều biểu mô nằm dọc ống sinh tinh để sản xuất tinh trùng. Quá trình này được khởi đầu từ tế bào gốc là các tinh nguyên bào.

Nam diễn viên Lê Bá Anh đã thành công trên hành trình “ngược dòng” tìm lại bản lĩnh phái mạnh nhờ tìm được đúng thầy, đúng thuốc.

Tinh trùng là tế bào sinh sản được sản xuất ra từ tinh hoàn

Tinh trùng là tế bào sinh sản được sản xuất ra từ tinh hoàn

Các tinh nguyên bào được phân chia và trải qua các giai đoạn phát triển. Từ một tế bào hình tròn tiến tới hình dạng giống như “nòng nọc”. Sau khi đã đạt mức trưởng thành nhất định nó sẽ được giải phóng ra từ tế bào biểu mô ống sinh tinh rồi từ tinh hoàn đi tới mào tinh.

# Cấu tạo và chức năng của tinh trùng

Tinh trùng được cấu tạo từ các tế bào homunculi hoặc animalcules. Mỗi tế bào tinh trùng sẽ gồm 3 phần là:

  • Phần đầu chứa ADN di truyền, quyết định tới đặc tính cơ thể, quy định giới tính thai nhi.
  • Phần giữa có khả năng cung cấp năng lượng, cung cấp ATP để giúp tinh trùng vận động.
  • Phần đuôi được gọi là roi có chức năng vận động để di chuyển gặp trứng thụ tinh.

# Tinh trùng ở nam giới sống được bao lâu sau khi phóng ra ngoài?

Khi nam giới quan hệ tình dục đạt khoái cảm sẽ phóng ra một lượng tinh trùng nhất định. Thời gian sống sót của nó sẽ tùy thuộc vào từng môi trường.

  • Môi trường âm đạo:Tinh trùng này nếu ở trong môi trường âm đạo, nguồn dinh dưỡng ở đường sinh dục phụ nữ sẽ giúp các “tinh binh” sống sót trong khoảng 5 ngày. Chúng sẽ di chuyển từ cổ tử cung tới vòi trứng để gặp trứng. Nếu tinh trùng gặp trứng đúng thời điểm thì sẽ thụ tinh hình thành thai nhi.
  • Ngoài môi trường âm đạo: Khi xuất tinh ngoài, tinh trùng ở môi trường không khí thường có thời gian sống rất ngắn chỉ được tính bằng vài chục phút.

2. Những dấu hiệu cảnh báo tinh trùng yếu

Trong nhiều trường hợp vì một nguyên nhân nào đó làm ảnh hưởng tới tinh trùng khiến tế bào sinh sản này không đảm bảo chất lượng và số lượng dẫn tới tinh trùng bị yếu, không có khả năng gặp trứng để thụ thai. Các bạn nên cảnh giác với các dấu hiệu như:

# Tinh dịch ít và loãng

Thông thường ở người bình thường, khi xuất tinh sẽ phóng ra khoảng 2-5ml tinh dịch và nó chứa khoảng 60-80 triệu tinh trùng/ml. Khi tinh dịch mỗi lần không đạt được trên 2ml sẽ đồng nghĩa với việc không đảm bảo số lượng tinh trùng.

Bởi vậy, nếu dịch tinh xuất ra quá ít và loãng là dấu hiệu cảnh báo tinh trùng không đảm bảo về chất lượng và số lượng, đe dọa tới khả năng sinh sản của nam giới.

Tinh dịch loãng là một dấu hiệu cảnh báo tinh trùng không đảm bảo chất lượng và số lượng

Tinh dịch loãng là dấu hiệu cảnh báo tinh trùng không đảm bảo chất lượng và số lượng

# Tinh dịch đông đặc

Tinh dịch của một người khỏe mạnh khi xuất tinh ra thường hơi nhờn dính, sau khoảng 15-30 phút thì hóa lỏng. Nhưng nếu tinh dịch đông đặc, sau khoảng 30 phút vẫn không thể loãng ra thì rất có thể quý ông đang mắc bệnh lý nào đó. Điều này sẽ khiến tinh trùng mất đi khả năng di chuyển để tiến về tử cung, gặp trứng thụ thai.

# Tinh dịch vón cục

Đây cũng là bệnh thường gặp ở nam giới. Lúc này tinh trùng sẽ vón cục trắng như hạt cơm, khi bóp thấy bột, bã. Người bệnh cần sớm tới bệnh viện để khám và điều trị vì tinh dịch vón cục sẽ khiến tinh trùng bị chết và không thể di chuyển để gặp trứng, gia tăng nguy cơ vô sinh, hiếm muộn.

Tinh dịch vón cục sẽ làm tinh trùng mất khả năng di chuyển hoặc gây chết

Tinh dịch vón cục sẽ làm tinh trùng mất khả năng di chuyển hoặc gây chết “tinh binh”

# Tinh dịch có màu sắc bất thường

Tinh dịch khi mới xuất tinh ra sẽ có màu trắng đục và mùi tanh. Tuy nhiên nếu thấy tinh dịch có màu bất thường như xanh, vàng, nâu thì rất có thể tinh trùng đang gặp một vấn đề sức khỏe nào đó, nếu không xử lý kịp thời sẽ làm ảnh hưởng tới khả năng sinh sản.

3. Tinh trùng bị yếu phải làm sao?

Tinh trùng yếu là một tác nhân hàng đầu khiến nam giới bị vô sinh hiếm muộn. Do vậy khi phát hiện tinh dịch có dấu hiệu bất thường hoặc cặp vợ chồng sinh hoạt bình thường nhưng sau một năm vẫn chưa thể mang thai, cần tới bệnh viện chuyên khoa để thăm khám.

Trong trường hợp chậm con do vấn đề tinh trùng, người bệnh thường được bác sĩ chỉ định điều trị bằng các phương pháp như:

# Dùng thuốc kháng sinh

Thuốc được dùng là những kháng sinh có khả năng điều trị viêm nhiễm, chấm dứt tình trạng viêm nhiễm để ổn định lại cơ quan sản xuất tinh trùng.

# Liệu pháp hormone bằng thuốc nội tiết

Trong trường hợp yếu tinh trùng do mất cân bằng nội tiết tố thường được điều trị bằng liệu pháp điều hòa hormone với một số nhóm thuốc như LH, FSH,…

Sử dụng thuốc cân bằng hormone cải thiện tình trạng tinh trùng yếu

Sử dụng thuốc cân bằng hormone cải thiện tình trạng tinh trùng yếu

# Phương  pháp phẫu thuật

Nếu nguyên nhân khiến tinh trùng yếu là do ảnh hưởng bệnh lý như giãn tĩnh mạch thừng tinh, tắc ống dẫn tinh, viêm tuyến tiền liệt, thường được bác sĩ chỉ định phẫu thuật để phục hồi chức năng của cơ quan sinh sản.

Ngoài ra, các bạn có thể nâng cao chất lượng và số lượng tinh trùng bằng cách như:

  • Bổ sung vitamin cho cơ thể: Các vitamin D, C có vai trò quan trọng để tăng cường hàm lượng testosterone cơ thể. Do vậy các bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ về việc dùng thêm vitamin.
  • Xây dựng chế độ ăn dinh dưỡng: Nam giới nên bổ sung thêm những thực phẩm tốt cho tinh trùng như thịt bò, hải sản, trái cây tươi, rau xanh,…
  • Luyện tập thể dục: Vận động không chỉ làm khỏe cơ bắp mà còn làm tăng lưu thông dòng máu tới cơ quan sinh dục, giúp quá trình sản xuất tinh trùng tốt hơn.
  • Duy trì cân nặng vừa phải: Vì béo phì được coi là một yếu tố làm ảnh hưởng tới khả năng sinh sản.

Trên đây là những thông tin xung quanh về tinh trùng. Hy vọng, những chia sẻ này sẽ giúp quý ông hiểu rõ hơn về “chiến binh” của mình từ đó có cách chăm sóc, bảo vệ và cảnh giác khi thấy dấu hiệu bất thường để bảo vệ sức khỏe sinh sản. Chúc các bạn sức khỏe!

Xem thêm: Vợ chồng hiếm muộn nên biết: Bệnh viện nào chữa vô sinh tốt nhất?

Nguyễn Ngòi (tổng hợp)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo