Viêm bàng quang ở trẻ em – nguyên nhân và cách điều trị

Viêm bàng quang ở trẻ em là tình trạng không hiếm gặp. Nguyên nhân có thể do việc vệ sinh không sạch sẽ, do cấu tạo bao quy đầu, do ống niệu đạo (với bé gái)… Để hiểu hơn về vấn đề này các bậc phụ huynh hãy theo dõi nội dung bài viết này của chúng tôi.

Viêm bàng quang có thai được không và nỗi lo sợ vô sinh

> Bệnh viêm bàng quang cấp có nguy hiểm không và cách chữa

Viêm bàng quang là một trong những chứng bệnh về đường tiết niệu xảy ra phổ biến ở trẻ em. Viêm bàng quang ở trẻ do vi khuẩn từ hậu môn xâm nhập sang vì không được vệ sinh sạch sẽ. Ngoài ra, việc mặc quần áo rách, đóng bỉm thường xuyên,… cũng là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này ở trẻ nhỏ.

Viêm bàng quang khiến trẻ nhỏ rất khó chịu vì thế bố mẹ cần hết sức chú ý, giữ gìn vệ sinh sạch sẽ cho con và phát hiện sớm khi con mắc bệnh để có hướng giải quyết. Khi tìm ra được nguyên nhân gây bệnh ở trẻ bố mẹ sẽ biện được phương pháp điều trị và phòng tránh bệnh viêm bàng quang cho trẻ như thế nào.

Nguyên nhân gây bệnh viêm bàng quang ở trẻ em

Trẻ nhỏ bị mắc chứng bệnh viêm bàng quang do rất nhiều nguyên nhân, trong đó có các nguyên nhân chủ yếu như:

Viêm bàng quang ở trẻ em do nhiều nguyên nhân

Viêm bàng quang ở trẻ em do nhiều nguyên nhân gây ra

– Trẻ nhỏ không được vệ sinh sạch sẽ nhất là bộ phận sinh dục khiến cho vi khuẩn tấn công gây bệnh. Vi khuẩn xâm nhập chủ yếu là E.Coli (từ hậu môn) đi ngược dòng qua niệu đạo và vào bàng quang khiến bộ phận này bị viêm nhiễm.

– Thường xuyên cho trẻ mặc quần rách hay trẻ nhỏ được đóng bỉm thường xuyên khiến phân và nước tiểu lẫn với nhau. Phân và nước tiểu lẫn vào nhau sẽ dính vào đường tiết niệu của trẻ nhỏ khiến trẻ bị mắc bệnh viêm bàng quang.

– Bé trai bị viêm bàng quang còn có thể do cấu tạo bao quy đầu. Bao quy đầu của trẻ quá dài hay quá hẹp khiến nước tiểu bị ứ đọng tạo thành cặn và gây viêm bàng quang ngược dòng.

– Ở bé gái do cấu tạo ống niệu đạo ngắn lại nằm gần hậu môn nên vi khuẩn E.Coli dễ dàng tấn công dẫn đến viêm nhiễm.

– Biến chứng của việc dùng thuốc ức chế miễn dịch như Cyclophosphami E cũng là nguyên nhân gây viêm bàng quang ở trẻ nhỏ.

– Một vài trường hợp trẻ bị viêm bàng quang còn do ghép tủy. Khi đó, các vi khuẩn liên cầu khuẩn, phế cầu khuẩn hay các loại vi khuẩn E.coli, Klebshiella, Proteus, Enterobarter, Pseudomonas,..sẽ trực tiếp gây bệnh tại bàng quang.

Triệu chứng viêm bàng quang ở trẻ em

Tùy vào từng độ tuổi của trẻ nhỏ mà có biểu hiện bệnh khác nhau. Tuổi càng nhỏ thì biểu hiện càng mơ hồ và khó nhận biết. Tuy nhiên, hầu hết các trẻ bị viêm bàng quang đều hay quấy khóc và kêu khóc mỗi lần đi tiểu. Một số biểu hiện cụ thể viêm bàng quang ở trẻ như:

Triệu chứng viêm bàng quang ở trẻ em dưới 3 tuổi

Khi bắt đầu mắc bệnh, trẻ thường có biểu hiện như: sốt, sốt nhẹ kéo dài, sốt cao, thân nhiệt giảm, trẻ quấy khóc, ít hoạt động,… Ngoài ra, trẻ còn có các biểu hiện như: rối loạn tiêu hóa, biếng ăn, nôn, chớ, tiêu chảy,…

Trẻ 3 tuổi trở lên

Trẻ dưới 3 tuổi khi bị viêm bàng quang thường có các triệu chứng như: tiểu rắt, tiểu lắt nhắt, tiểu buốt, tiểu nhiều lần, thấy đau khi đi tiểu, nước tiểu có màu đục và có mùi hôi khó chịu.

Điều trị viêm bàng quang ở trẻ em như thế nào?

Điều trị viêm bàng quang vốn đã rất khó khăn, điều trị viêm bàng quang ở trẻ nhỏ còn khó khăn hơn. Trước tiên, cần phải xác định được nguyên nhân gây bệnh và mức độ bệnh của trẻ mới có thể có phương án điều trị hợp lý. Vì thế, đưa trẻ đi thăm khám khi trẻ có dấu hiệu bệnh là vô cùng cần thiết.

Điều trị viêm bàng quang ở trẻ em như thế nào?

Điều trị viêm bàng quang đã khó điều trị viêm bàng quang ở trẻ em càng khó hơn

Sau khi được các bác sĩ thăm khám và tìm ra nguyên nhân, nắm bắt được tình trạng sức khỏe của trẻ, bác sĩ bắt đầu đưa ra phác đồ điều trị cho từng bệnh nhân. Theo đó, điều trị viêm bàng quang ở trẻ sẽ tiến hành như sau:

– Nếu trẻ bị bệnh ở mức độ nhẹ thì bác sĩ thường dùng kháng sinh ít độc cho hệ tiết niệu. Tuy là kháng sinh nhẹ nhưng vẫn có hiệu quả đối với việc chữa viêm bàng quang ở trẻ.

– Trường hợp trẻ bị bệnh nặng thì bác sĩ sẽ kết hợp với việc sử dụng kháng sinh đồ. Thời gian trị bệnh dài hay ngắn tùy thuộc vào mức độ phản ứng thuốc và thái độ của người bệnh.

Trong khi xét nghiệm chẩn đoán viêm bàng quang ở trẻ, các bác sĩ cũng sẽ chú ý hình ảnh siêu âm và chụp bàng quang ngược dòng vì nó dễ nhầm với sỏi và u bàng quang. Cách chữa trị cũng không kết hợp nuôi cấy nước tiểu vì nó không mang lại ý nghĩa gì.

Điều trị viêm bàng quang ở trẻ em cần lưu ý những gì?

Để việc điều trị viêm bàng quang ở trẻ nhỏ đạt kết quả cao nhất, các phụ huynh cần lưu ý một vài điểm sau:

– Cho trẻ uống thuốc đúng giờ, đúng liều lượng, và theo đúng sự hướng dẫn của bác sĩ điều trị.

– Không tự ý thay đổi liều dùng kể cả khi các biểu hiện bệnh có chiều hướng thuyên giảm hoặc bệnh không thuyên giảm. Vì nó có thể khiến những triệu chứng bệnh không những không thuyên giảm mà còn nguy hiểm tới tính mạng của bé.

– Tuyệt đối không tự ý mua thuốc kháng sinh ở ngoài về cho trẻ uống vì khi không nắm bắt được rõ bệnh mà uống kháng sinh trẻ dễ bị nhờn thuốc, kháng thuốc. Khi đó, việc điều trị viêm bàng quang ở trẻ sẽ khó khăn hơn rất nhiều.

Làm thế nào để phòng tránh viêm bàng quang ở trẻ?

Tìm ra nguyên nhân và điều trị bệnh kịp thời là điều cần thiết với mỗi trẻ bị bệnh. Tuy nhiên, phòng tránh bệnh cho trẻ như thế nào cũng là việc hết sức quan trọng. Để phòng tránh viêm bàng quang ở trẻ nhỏ, cha mẹ cần:

Phòng tránh viêm bàng quang ở trẻ em

Nếu trẻ có dấu hiệu viêm bàng quan cần đưa trẻ đi khám bác sĩ ngay

– Cho trẻ uống đầy đủ nước mỗi ngày (mỗi ngày 1.5 – 2 lít) để hoạt động bài tiết của trẻ được tốt hơn và tránh tình trạng ứ đọng nước tiểu. Ứ đọng nước tiểu là nguyên nhân gây ra viêm bàng quang ở trẻ.

– Tạo cho trẻ thói quen đi tiểu, không nên để trẻ nhịn tiểu hay nín tiểu. Hoạt động cố giữ nước tiểu trong bàng quang sẽ khiến vi khuẩn trong nước tiểu sinh sôi và khả năng gây bệnh sẽ rất cao.

– Giữ gìn vệ sinh cho trẻ nhất là cơ quan sinh dục. Hãy thực hiện cho trẻ thói quen vệ sinh cá nhân đúng cách, vệ sinh từ trước ra sau để tránh vi khuẩn xâm nhập ngược lên bàng quang gây viêm nhiễm.

– Không mặc đồ quá chật cho trẻ, tránh bị ấm ướt gây bí bách và viêm nhiễm.

– Cần nắm bắt những nguyên nhân và biểu hiện bệnh của trẻ để được chữa trị kịp thời.

Khi các bậc cha mẹ thực hiện tốt được những việc làm trên cho trẻ thì chắc chắn mọi người sẽ tránh được đến 90% nguy cơ mắc viêm bàng quang ở con em mình. Vì theo các bác sĩ chuyên khoa, thực hiện phòng bệnh viêm bàng quang là điều không thể bỏ qua cho mỗi trẻ. Không phải ai cũng biết cách phòng bệnh chính xác, nên vẫn có thể có nguy cơ mắc bệnh vì thế cho trẻ đi khám để điều trị sớm là việc vô cùng cần thiết.

Những thông tin liên quan đến bệnh viêm bàng quang ở trẻ em trên đây hy vọng có thể giúp cho các bạn cách phòng tránh và điều trị bệnh cho con mình. Nếu trẻ có những dấu hiệu của viêm bàng quang, hãy cho con đi khám để bác sĩ tìm ra nguyên nhân và có cách điều trị hợp lý.

Xem Thêm: 

Bài thuốc đông y chữa viêm bàng quang hiệu quả bạn cần biết

Nguyễn Lâm Vy (tổng hợp)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo